Mùa Thanh minh năm nay, rất nhiều gia đình đã tranh thủ ngày nghỉ có mặt tại nơi ông bà, tổ tiên an nghỉ để cùng báo hiếu
Theo quan niệm, Tết Thanh minh mang ý nghĩa cội nguồn, nhắc chúng ta không quên hướng về quê cha đất tổ
Đại gia đình cô Nguyễn Thị Bích Ngọc (ở quận Thanh Xuân, Hà Nội) đã có mặt từ sáng sớm tại Công viên nghĩa trang tâm linh Lạc Hồng Viên (Kỳ Sơn - Hòa Bình) để thắp nén hương tưởng nhớ đến các đấng sinh thành, tổ tiên
Gia đình cô Ngọc cho biết, cha cô khi còn sống là người rất tình cảm, luôn thương yêu các con trong nhà nên năm nào cứ ngày lễ Tết, Thanh minh… con cháu dù bận đến mấy cũng sẽ thu xếp về cùng nhau dâng nén hương lên đấng sinh thành
Rất nhiều gia đình ở địa phương cũng như tại Hà Nội đã có mặt tại đây để cùng tảo mộ, sửa sang lại phần mộ của gia đình
Những nén hương của con cháu dâng lên với mong muốn ông bà, tổ tiên an nghỉ nơi chín suối được siêu thoát, người ở trần được che chở mọi sự bình an, may mắn
Tùy điều kiện cũng như sở thích mỗi gia đình có lễ vật tảo mộ khác nhau, tuy nhiên không thể thiếu những bó hoa tươi
Các đồ vật như iPhone, đồng hồ, dao cạo râu, kính, quần áo được chuẩn bị đầy đủ
Thậm chí cả thẻ ATM cũng được con cháu “sắm” cho tổ tiên
Sau khi thắp hương, người thân đốt các vật phẩm ngay tại phần mộ
Những phần mộ người đã khuất được lau dọn sạch sẽ. Trong ảnh chị Hảo đang lau dọn phần mộ cho gia đình
Theo đại đức Thích Trí Thịnh, Trụ trì chùa Kim Sơn Lạc Hồng, ngày Tết thanh minh được xem là ngày giỗ chung cho tổ tiên của các gia đình.
“Tết thanh minh không phải Tết chính nhưng bao hàm nhiều ý nghĩa về cuội nguồn, gợi nhớ tổ tiên, ông bà, cha mẹ, những người đã khuất. Đây cũng là dịp con cháu quây quần, cùng nhau tới phần mộ của thân nhân để tảo mộ”, đạo đức Thích Trí Thịnh nói.
Dịp này, nhiều người cũng ghé vào chùa cầu an, cầu cho vong linh tổ tiên được ấm cúng, gia đình yên ấm
Đi tảo mộ là một nét đẹp truyền thống của người Việt trong dịp Tết Thanh minh hằng năm. Tuy nhiên, hiện nay lại có...