Theo phân tích của ông, TP.HCM có một số lợi thế so với Bangkok trong việc chống ngập úng, nhưng cũng không ít điểm yếu? Ông có thể nói rõ thêm về những điểm yếu này?
- TP.HCM có một số đặc điểm rất bất lợi đối với triều và lũ lụt như thấp hơn so với Bangkok, TP.HCM khi chưa có lũ đã thường xuyên bị ngập triều khoảng 31-33% diện tích; sông Sài Gòn, sông Nhà Bè đi qua trung tâm thành phố nên khi có lũ, triều cường sẽ tác động trực tiếp đến khu trung tâm.
Triều cường thường xuyên gây ngập úng cho người dân TP. Hồ Chí Minh. |
Cơ sở hạ tầng thoát nước của TP.HCM rất yếu kém so với Bangkok, do được xây dựng từ lâu chưa được sửa chữa nâng cấp, thành phố phát triển theo vết dầu loang nên cơ sở hạ tầng thoát nước không đáp ứng được yêu cầu thoát nước; thành phố đang phát triển, đang tiếp tục san lấp những vùng trũng (nơi chứa triều) để xây dựng đô thị dẫn đến đỉnh triều tăng, chân triều giảm và hệ quả là năng lượng triều tăng làm cho tốc độ truyền triều tăng và diện tích bị ngập triều ngày càng gia tăng, xói lở bờ sông, bờ kênh ngày càng gia tăng; các hồ chứa ở thượng nguồn được xây dựng nhiều dẫn đến lưu lượng tạo dòng của sông Sài Gòn và sông Đồng Nai giảm, cộng thêm việc giảm phù sa và hiện tượng xói lở làm cho các con sông bị bồi lấp không đủ năng lực thoát lũ lớn.
Được biết, quy hoạch của TP.HCM mới chỉ giải quyết vùng I. Vậy khi nào mới có thể hoàn chỉnh quy hoạch này để giải quyết triệt để việc chống úng ngập cho TP.HCM, thưa Thứ trưởng?
- Quy hoạch chống ngập úng cho TP. HCM mà Bộ NNPTNT thực hiện mới chỉ giải quyết vùng I (bờ hữu sông Sài Gòn, Nhà Bè và bờ tả sông Vàm Cỏ và Vàm Cỏ Đông), việc bổ sung quy hoạch thì không khó, nhưng việc thực hiện quy hoạch còn phụ thuộc vào nguồn lực của Chính phủ và việc đền bù giải phóng mặt bằng của TP.HCM vì diện tích phải giải phóng mặt bằng rất lớn để xây dựng 187km đê bao quanh khu vực I và 104 cống lớn nhỏ, ngoài ra phải bổ sung các hồ chứa nước mưa trong vùng I đảm bảo đủ 17% diện tích ao hồ, kênh mương thì phương án chống ngập mới phát huy hiệu quả.
Đảm bảo đủ 17% diện tích ao hồ, kênh mương nghe ra có vẻ bất khả thi vì với tốc độ đô thị hóa như hiện nay, diện tích kênh mương, ao hồ vẫn giảm theo từng năm. Được biết, Bộ có đề xuất giải pháp xây dựng hồ lớn ở hạ lưu?
Đồng bằng sông Hồng từ trước tới nay luôn được Chính phủ quan tâm và đầu tư khá bài bản về hệ thống công trình, song câu chuyện về úng ngập của Hà Nội mấy năm qua đang đặt ra bài toán cần phải giải quyết. Chúng ta cứ hình dung mực nước đỉnh của Hà Nội là 13,4m, trong khi cốt đất nơi cao nhất của Hà Nội chỉ 6,6m, như vậy nếu vỡ đê sông, Hà Nội sẽ bị san phẳng. Vì vậy, hệ thống đê của Hà Nội nói riêng và hệ thống sông Hồng nói chung rất được Chính phủ quan tâm đầu tư nâng cấp.
- Đúng là đảm bảo đủ 17% diện tích ao hồ, kênh mương để trữ nước mưa khi đóng cống ngăn triều, đợi triều rút là vấn đề rất quan trọng để TP không bị ngập. Tuy nhiên đã qua 2 năm thực hiện, tôi thấy thành phố. gặp nhiều khó khăn và chưa thực hiện được việc này.
Tổng cục Thủy lợi đề xuất việc xây dựng tuyến đê biển (chính xác thì gọi là đập) để tạo một hồ chứa khoảng 40.000ha nhằm thoát lũ, chống úng ngập cho vùng Đồng Tháp Mười (gần 700.000ha) và khu vực TP. HCM, Long An, Bình Dương (hơn 300.000ha) chứ không phải riêng cho TP.HCM.
Hiện các cơ quan khoa học đang nghiên cứu về tính khả thi của dự án, còn về vốn đầu tư chắc chắn sẽ không nhỏ vì nó tác động đến hơn 1triệu ha, nhưng cũng chỉ tương đương với lượng vốn đầu tư xây dựng một hồ trên núi có cùng tổng dung tích chứa nước và sẽ nhỏ hơn rất nhiều các dự án nhỏ lẻ phải xây dựng phía trong.
Xin cảm ơn Thứ trưởng!
Hải Phong (thực hiện)