Tàu tên lửa Nga Đô đốc Grigorovich.
Theo Daily Star, quan chức Nga xác nhận thông tin 11 tàu chiến Nga rời cảng quân sự Tartus, ngay sau khi ông Trump cảnh báo “tên lửa đẹp, mới, thông minh” đang tới Syria.
Ảnh vệ tinh do hãng ImageSat International (ISI) của Israel công bố, cho thấy gần như toàn bộ tàu chiến Nga ở Syria đã rời khỏi quân cảng Tartus, chỉ còn lại một tàu ngầm diesel-điện lớp Kilo.
Chủ tịch Ủy ban Quốc phòng Nga Vladimir Shamanov, xác nhận động thái này, cho biết các tàu chiến Nga rời căn cứ ở Địa Trung Hải vì lý do an toàn.
“Đây là động thái bình thường khi có mối đe dọa về một vụ tấn công có thể xảy ra”, ông Shamanov nói. Các tàu chiến Nga rời cảng Tartus có 2 tàu ngầm và một tàu tên lửa Đô đốc Grigorovich, trang bị tên lửa hành trình Kalibr.
Trong khi đó, chuyên gia Alex Lockie bình luận trên Business Insider rằng động thái của Nga, giống “đòn dằn mặt” Mỹ. Bằng cách điều các tàu chiến ra khơi, Nga đang gián tiếp buộc Mỹ giảm quy mô không kích vào Syria.
Tàu chiến Nga từng phóng tên lửa hành trình Kalibr tiêu diệt các mục tiêu khủng bố IS ở Syria.
Hải quân Nga hiện cũng đang tập trận rầm rộ ở vùng biển quốc tế ngoài khơi Syria. Ryan Bohl, chuyên gia phân tích Trung Đông thuộc tổ chức Stratfor, nói Nga sẽ không chủ động tấn công lực lượng hải quân Mỹ ở Địa Trung Hải.
"Cả Moscow và Washington đều không muốn gây chiến. Họ biết cách ngăn điều này xảy ra, cũng như duy trì các đường dây liên lạc khẩn cấp", ông Bohl nhận định.
"Việc bắn hạ tên lửa hành trình Tomahawk hoàn toàn khác với tung đòn tấn công các chiến hạm", ông Bohl nói thêm.
Lực lượng Mỹ ở Địa Trung Hải hiện bao gồm 2 tàu khu trục mang tên lửa hành trình Tomahawk, một tàu ngầm tấn công hạt nhân và một vài tàu hậu cần. Washington cũng điều nhóm tác chiến tàu sân bay USS Harry S. Truman, nhưng hạm đội Mỹ cần thêm thời gian trước khi đến khu vực.
11 tàu chiến Nga rời cảng Tartus ngày 11.4, chỉ để lại một tàu ngầm lớp Kilo.
Các đồng minh của Mỹ như Pháp, Australia hay Arab Saudi đều đã bày tỏ sự ủng hộ với hành động quân sự chống ở Syria.
Những hành động bất ngờ và cứng rắn từ phía Nga dường như đã đem lại hiệu quả.
Một ngày sau tuyên bố sẽ gửi tên lửa “đẹp, mới và thông minh” đến Syria, ông Trump lại đưa ra thông điệp trái ngược. “Tôi chưa nói khi nào sẽ tấn công Syria. Có thể diễn ra rất sớm hoặc cũng có thể không”.
Các cuộc đàm phán đang diễn ra giữa Nga và Mỹ cũng được cho là nhằm hạn chế khả năng hai lực lượng của Washington và Moscow đối đầu trực diện ở Syria.
Việc Tổng thống Mỹ Donald Trump bất chấp cảnh báo của Nga khi nói “tên lửa đang đến” Syria có thể sẽ đánh dấu lần...