Dân Việt

Vì sao HQ dùng nghi thức triều đình thời cổ để đón Kim Jong-un?

Đăng Nguyễn - Tổng hợp 27/04/2018 18:55 GMT+7
Hàn Quốc sáng ngày 27.4 đã đón tiếp nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un theo nghi thức trang trọng nhất, chỉ sử dụng khi tiếp đón các thượng khách đặc biệt.

Vì nhiều lý do, buổi lễ đón tiếp nhà lãnh đạo Kim Jong-un không diễn ra ở Nhà Xanh. Nhưng Hàn Quốc vẫn dùng nghi thức tiếp đón trang trọng nhất, đó là nghi thức triều đình thời Joseon (Chosun).

Triều đại Joseon (1392 - 1910) là giai đoạn đánh dấu sự phát triển vượt bậc về văn hóa cũng như khoa học kỹ thuật của Hàn Quốc, điển hình là việc sáng tạo ra chữ Hangeul được dùng đến ngày nay, công cụ đo mưa…

Triều đại Joseon cũng được nhận định là một trong những thời kỳ phát triển nhất trong lịch sử Hàn Quốc.

Hai cuộc gặp thượng đỉnh liên Triều trước đây tổ chức ở Triều Tiên, lãnh đạo hai nước duyệt đội tiêu binh danh dự có mặt các quân chủng với quân phục và vũ khí hiện đại.

Cuộc gặp lần này ở Hàn Quốc cho thấy sự khác biệt lớn, với đội vệ binh truyền thống để đón tiếp nhà lãnh đạo Kim Jong-un.

Đội hình danh dự mặc trang phục truyền thống thời Joseon, thay vì cầm súng thì họ mang gươm giáo và cung tên. Đặc biệt nhất phải kể đến đội rước danh dự và đội biểu diễn âm nhạc truyền thống.

Sau lễ rước theo nghi thức truyền thống, hai nhà lãnh đạo Triều Tiên và Hàn Quốc đã duyệt đội danh dự, cùng chào hỏi các quan chức cấp cao trong bộ máy của hai nước và sau đó bước về phòng hội đàm chung.

img

Hàn Quốc tiếp đón nhà lãnh đạo Kim Jong-un theo nghi thức trang trọng nhất.

Đây không phải lần đầu tiên các quốc gia châu Á sử dụng nghi thức trong lịch sử để đón tiếp các vị thượng khách. Hàn Quốc cũng từng dùng nghi thức thời Joseon để đón tiếp Tổng thống Mỹ Donald Trump hồi tháng 11.2017.

Trong khi đó, Nhật Bản sử dụng đội tiêu binh từ thế kỷ 19, còn Trung Quốc mới đây đón Tổng thống Trump tại Tử Cấm Thành.

Những biểu tượng thời huy hoàng của lịch sử các nước khi được sử dụng trong nghi lễ ngoại giao thời hiện đại cũng mang những dụng ý đặc biệt.

Thông qua các nghi thức đậm chất truyền thông này, các cường quốc châu Á muốn thể hiện sức mạnh mềm, không chỉ nằm ở nền kinh tế mà còn thể hiện qua sự trường tồn của lịch sử, bởi nét văn hóa truyền thống.

Hàn Quốc hiện vẫn sử dụng nghi lễ đổi gác truyền thống lính canh Hoàng gia trong cung điện Gyeongbokgung ở thủ đô Seoul. Cứ 10 giờ sáng hàng ngày kể từ năm 1996, nghi lễ này diễn ra trong vòng 15 phút và mỗi tiếng thực hiện một lần, phiên đổi gác cuối cùng thực hiện vào lúc 15 giờ chiều.

Tỏng nghi lễ đổi gác, lính canh Hoàng gia mặc phục trang giống như thời Joseon bước ra từ phía sau của cung. Khi màn trống vang lên là lúc báo hiệu buổi lễ bắt đầu.

Sẽ chính thức không còn chiến tranh giữa Triều Tiên và Hàn Quốc

Hàn Quốc và Triều Tiên sẽ ký hiệp ước hòa bình để chính thức chấm dứt Chiến tranh Triều Tiên trong năm nay, hai quốc...