Sao Chổi là thiên thể chuyển động quanh Mặt trời và từng là nỗi sợ hãi trong nhiều nền văn hóa khác nhau suốt một khoảng thời gian dài. Người Babylon có sử thi Gilgamesh mô tả các trận hỏa hoạn, lũ lụt, thiên tai xảy ra trùng với thời điểm xuất hiện của sao Chổi.
Năm 1664, một sao Chổi xuất hiện trên bầu trời và sau đó một năm, hơn 100.000 người đã chết vì bệnh dịch ở Anh, một năm tiếp theo lại xảy ra tiếp trận đại hỏa hoạn ở London. Nỗi sợ lớn và kéo dài đến mức năm 1910, người dân Chicago đã niêm phong tất cả cửa sổ nhà họ lại để tránh bị chất độc ở đuôi sao Chổi làm hại.
Tại sao lại có nỗi sợ lớn như vậy dành cho sao Chổi? Đầu tiên đó là vì sao Chổi không giống bất kỳ thiên thể nào. Chu kỳ luôn thay đổi không thể dự đoán được của nó đã làm các nền văn minh cổ đại tin rằng các vị thần quyết định chuyển động của sao Chổi và thông qua đó gửi đến con người những thông điệp.
Sao Chổi có thực sự đáng sợ?
Tiếp đó, vì có chu kỳ bất ổn nên sao Chổi có thể đâm vào và hủy diệt Trái đất của chúng ta. Quỹ đạo của sao Chổi khác với các vật thể khác trong hệ Mặt trời là do chúng phân bố ngẫu nhiên toàn không gian chứ không nằm gần mặt phẳng hoàng đạo. NASA đã quan sát 12.992 thiên thể có quỹ đạo nằm trong hệ Mặt trời và 1.607 thiên thể trong số đó có thể va chạm với Trái đất gây ra những thảm họa tự nhiên.
Có một số nhà khoa học tin rằng cách đây 13.000 năm, sao Chổi đã đâm vào Trái đất khiến loài khủng long bị tuyệt chủng và khí hậu bị biến đổi trong 1.300 năm sau đó, khiến văn minh nhân loại trở về con số 0. Giả thiết này được đưa ra dựa trên những nghiên cứu các hình chạm khắc trên cột trụ niên đại hơn 10.000 năm tại ngôi đền được xem là cổ nhất thế giới, Gobekli Tepe ở Thổ Nhĩ Kỳ.
Vì thế, sao Chổi thực sự đáng sợ với nhiều người, nhưng đồng thời lại là niềm hứng thú và tò mò đối với nhiều người khác.
Các nhà khoa học cho biết đó là dấu hiệu của sự chết chóc.