Tình hình Syria tiếp tục trở nên căng thẳng sau hàng loạt vụ tấn công của liên quân do Mỹ đứng đầu và Israel. Đáp trả trước những hành động này phía Iran tuyên bố cứng rắn và sẵn sàng lực lượng tấn công Israel.
Tuy nhiên, phía Nga dường như chưa có phản ứng nào cụ thể. Tuy nhiên mới đây nhất Nga đã quyết định tăng cường số lượng tiên kích Su-35 ở Syria, lần này không như những lần trước mà với số lượng rất lớn. Trước đó phần lớn các máy bay của Nga ở Syria là Su-30SM.
Tiêm kích Su-35 của Nga được chuyển tới Syria
Như đã biết, vào cuối tháng 4 Nga đã gửi tới căn cứ không quân Khmeimim 4 chiếc Su-35, họ tiếp tục gửi 4 chiếc tới Iran và sau đó sẽ tới Syria. Mới đây nhất Moscow tiếp tục gửi đến Syria thêm 4 chiếc Su-35 vào đầu tháng 5. Như vậy kể từ tháng 5 tại căn cứ không quân Khmeimim của Nga sẽ có tổng cộng ít nhất 12 chiếc Su-35. Điều này có nghĩa là gì?
Tiêm kích Su-35 được gọi là Flanker-E+, theo định nghĩa của tạp chí nổi tiếng của Mỹ The National Interest gọi Su-35 của Nga là “ác mộng đối với các phi công Mỹ”. Theo đánh giá của tạp chí này, tiêm kích Su-35 là loại vũ khí nguy hiểm nhất của Nga trong trường hợp xảy ra xung đột với Mỹ..
Các chuyên gia cho rằng, chỉ có các máy bay tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 và F-35 của Mỹ mới có khả năng đối đầu với Su-35, tuy nhiên chứng kiến màn trình diễn của chúng ở Syria, sự linh hoạt và kinh nghiệm của các phi công Nga và đặc biệt là hệ thống chiến tranh điện tử khiến cơ hội giành chiến thắng của các tiêm kích Mỹ dần trở về không.
So với người tiền nhiệm tiêm kích Su-35 được đánh giá vượt trội hơn hẳn. Khả năng cơ động Flanker-E+5 giúp chúng trở thành máy bay chiến đấu “có một không hai” trên thế giới, trở thành máy bay chiến đấu tốt nhất trong cuộc chiến chiếm ưu thế trên không. Đặc biệt, trong cận chiến tiêm kích Su-35 không cho đối phương bất kỳ một cơ hội nào.
Su-35 được coi là "ác mộng của các phi công Mỹ"
Các tiêm kích thế hệ thứ 5 F-22 và F-35 của Mỹ lợi thế hơn so với Su-35. Đó là khả năng tàng hình. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, chúng có thể tiêu diệt Su-35 của Nga. Tuy nhiên thực tế đã được không quân NATO ở Syria chứng minh rằng, khả năng tàng hình của các tiêm kích Mỹ bị nghi ngờ. Thậm chí tạp chí của Mỹ cũng đã từng nghi ngờ khả năng tàng hình thực sự của các tiêm kích Mỹ.
Các chuyên gia đã nói rằng, để phát hiện ra máy bay tàng hình Su-35 dựa vào hệ thống radar mặt đất với băng tần thấp và cảm biết IRST cùng với trạm radar PESA. Ngoài ra, trên tiêm kích này còn được trang bị hệ thống tác chiến điện tử có khả năng phát hiện hầu hết các thiết bị tàng hình của NATO.
Ngoài ra, trên mặt đất Nga tăng cường triển khai các hệ thống phòng không mới như S-300, S-400 và đặc biệt tổ hợp tên lửa phòng không Tor ở căn cứ không quân Khmeimim. Tại căn cứ quân sự Nga còn có sự hiện diện của 2 máy bay cảnh báo sớm A-50, chúng liên tục tuần tra không phận Syria.
Do đó việc Nga chuyển số lượng lớn tiêm kích Su-35 tới Syria cho thấy rằng, Nga sẽ không trung lập và phòng thủ nữa, thay vào đó họ bắt đầu phản công. 12 chiếc Su-35, 4 chiếc Su-57, S-300, S-400, A-50... tất cả chúng sẽ tạo một vùng cấm bay không chỉ trên không phận Syria mà còn cả khu vực Trung Đông.