Ông Hồ Trần Minh (phường Long Phú, thị xã Tân Châu, An Giang) tâm sự.
Ông Minh cho biết, chuyển hướng đó đã giúp gia đình ông tăng thêm thu nhập với 5 công đất gần nhà chuyển sang mô hình sản xuất khép kín: Trồng cỏ nuôi bò vỗ béo, lấy phân bò nuôi trùn quế, lấy trùn quế nuôi gà, nuôi lươn và cá sặc rằn, kết hợp xây hầm biogas sử dụng các thiết bị gia đình và nuôi lươn giống. “Với mô hình này, mỗi năm thu nhập của gia đình tôi gần 100 triệu đồng”- ông Minh cho hay.
Mỗi năm gia đình ông Minh thu gần 100 triệu đồng từ mô hình khép kín.
Không dừng lại đó, qua học hỏi từ sách, báo, tài liệu khuyến nông, mạng Internet và được tư vấn của cán bộ khuyến nông... và qua cầu nối của Hội ND phường, Hội ND thị xã, ông đầu tư nuôi lươn thịt thành công. Ngay vụ đầu tiên, ông chọn 500 lươn bố mẹ để làm lươn giống, tiến hành thử nghiệm cho sinh sản nhân tạo. Kết quả mẻ lươn bột đầu tiên đậu gần 80% và trưởng thành trên 10.000 lươn con. Ông dành một phần để lại nuôi lươn thịt, một phần bán cho các hộ nuôi lươn (giá 3.500- 6.000 đồng/con). Trừ chi phí, ông cũng có gần 30 triệu đồng, lợi nhuận xấp xỉ 30 công ruộng trồng lúa (như giá lúa hiện nay).
Mô hình chăn nuôi khép kín của ông đã và đang được nhiều ND trong vùng học tập. Nhiều năm liền ông được công nhận là nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp tỉnh, cấp trung ương.
Điều ông Minh mong muốn là thường xuyên được giao lưu với các nông dân sản xuất kinh doanh giỏi trong và ngoài địa phương; được tư vấn, hướng dẫn ứng dụng tiến bộ kỹ thuật vào sản xuất...
Bà con muốn tìm hiểu mô hình làm ăn của ông Hồ Trần Minh liên hệ theo số điện thoại 0916. 414 227.