Tại bờ biển ở Gành Yến, xã Bình Hải, vẫn cặm cụi cùng người thân đưa số rong mơ vừa vớt để rãi phơi dọc theo bờ đá, bà Nguyễn Thị My (42 tuổi), bộc bạch: "Do chỉ đi nhặt vớt ven bờ nên số rong mơ thu được chỉ bằng 1/3-1/2 so vớt sử dụng thuyền thúng đi hái vớt ngoài biển".
Tuy nhiên với giá mua đầu vụ khá cao khoảng 8000 đồng/kg, bà My và nhiều gia đình khác cũng thu được từ 300-400.000 đồng/ngày.
Cùng với thu gom số rong mơ được sóng tấp vào bờ
So với đánh bắt hải sản thì đi khai thác rong mơ dễ và ít chi phí đầu tư hơn. Để khai thác chỉ cần thuyền thúng chèo tay, hoặc ghe máy nhỏ chèo, chạy ra cách bờ 1-4 hải lý là đến địa điểm khai thác, với số lượng rong mơ cắt hái và mang về phơi trung bình từ 80-150 kg khô/ngày. Tùy theo thời điểm mà giá mua của rong mơ biển khác nhau, với mức dao động từ 3000-8000 đồng/kg đã mang về cho nhiều người dân Bình Hải số tiền trên dưới 1 triệu đồng/ngày.
Người dân còn ra phía ngoài để vớt rong mơ
Rong mơ biển có tên khoa học là Sargassum, sống bám vào các rạng san hô ở độ sâu từ 5 đến 10m. Tại Quảng Ngãi rong mơ nhiều nhất là ở khu vực tại vùng biển huyện Bình Sơn, đảo Lý Sơn....
Phơi khô số rong mơ vớt được để bán
Mấy năm trước tình trạng khai thác rong mơ tại các khu vực trên diễn ra ồ ạt, gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái biển nghiêm trọng. Vì vậy, chính quyền Quảng Ngãi đã có văn bản nghiêm cấm khai thác, mua bán và vận chuyển rong mơ trên địa bàn tỉnh từ ngày 1.12 năm trước, đến ngày 30.4 năm sau.
Sử dụng thúng ra khai thác số rong mơ ngoài biển và chở về
Theo đó, hình thức khai thác là không nhổ gốc mà phải cắt cách gốc ít nhất 10 cm và quá 75% diện tích rong mơ mọc. Quá trình khai thác hạn chế việc giẫm đạp, thả neo tàu… làm hư hại các rạng san hô.