Dân Việt

Phát hiện loài rêu khử độc asen: Hy vọng mới về nguồn nước sạch

Mai Đan 17/05/2018 19:40 GMT+7
Mới đây, các nhà khoa học Thụy Điển đã phát hiện ra một loại rêu có thể làm sạch nước bị nhiễm asen và nước này an toàn đến mức có thể dùng để uống.

Theo các nhà khoa học, đây là một phát hiện làm sạch nước thân thiện với môi trường, có thể làm sạch nước bị nhiễm asen do hoạt động khai thác mỏ.

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Stockholm (Thụy Điển) cho biết rêu thủy sinh, fluitans warnstofia, phát triển mạnh ở miền Bắc Thụy Điển, có thể hấp thụ nhanh asen, loại bỏ tới 82% độc tố trong vòng một giờ trong một số thử nghiệm.

img

Rêu thủy sinh trong nhà kính tại Đại học Stockholm. Ảnh: Arifin Sandhi

Do các hoạt động khai thác ở khu vực phía Bắc Thụy Điển, các vùng đất ngập nước và nguồn nước được sử dụng để uống và trồng cây thường bị nhiễm asen.

Maria Greger, Phó Giáo sư tại Khoa Sinh thái, Môi trường và Thực vật học thuộc Đại học Stockholm và là người đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Chúng tôi hy vọng rằng hệ thống đất ngập nước dựa trên thực vật mà chúng tôi đang phát triển sẽ giải quyết vấn đề asen ở các khu vực khai thác phía Bắc của Thụy Điển”.

Asen là một nguyên tố kim loại phổ biến trong nhiều khoáng chất, và là một chất thải phổ biến từ khai thác mỏ. Khai thác mỏ gây ra vấn đề môi trường lớn vì chúng thường có độc tính cao. Rất khó để tách thành công lượng lớn chất thải, do đó, nồng độ chất độc có thể kết thúc trong nguồn nước.

Ở Thụy Điển, tầng đá nền chứa hàm lượng asen cao, được đưa lên bề mặt bằng cách khai thác.

Asen đi vào các tầng nước, và sau đó làm tăng hàm lượng asen trong cây trồng. Theo các nhà nghiên cứu, ở Thụy Điển, lượng asen tăng trong lúa mì, rau củ và rau xanh.