Hình ảnh siêu hố đen có kích thước gấp 20 tỷ lần mặt trời được ghi lại bởi kính viễn vọng SkyMapper. Ảnh: NASA
Thông qua kính viễn vọng SkyMapper đặt ở Đài quan sát ANU Siding Spring, các nhà khoa học đã phát hiện hố đen có kích sở siêu “khủng”, có khả năng “nuốt chửng” hoàn toàn một Mặt Trời trong vòng 2 ngày. Nếu hố đen này nằm ở trung tâm Dải Ngân hà, mọi sự sống trên Trái Đất sẽ không thể tồn tại nổi.
“Hố đen này đang phát triển nhanh chóng tới mức nó sáng hơn cả hàng ngàn lần so với một thiên hà. Tất là nhờ vào toàn bộ khí ga mà hố đen này hấp thu mỗi ngày gây ra ma sát và nhiệt”, Tiến sĩ Wolf thuộc Viện Nghiên cứu Thiên văn học và Vật lý Thiên văn ANU cho biết.
“Nếu nằm ở trung tâm Dải Ngân Hà, hố đen này sẽ sáng gấp 10 lần so với trăng tròn, che hết ánh sáng của các vì sao mà chúng ta thường thấy buổi đêm trên trời”.
Theo các nhà nghiên cứu, hố đen này có kích thước tương đương 20 tỷ Mặt Trời và có tốc độ “phình to” khoảng 1% mỗi một triệu năm. Lượng tia cực tím phát ra từ “quái vật vũ trụ này” là cực kỳ lớn, thừa sức hủy diệt mọi sinh vật của Trái Đất.
Được biết, một hố đen với kích thước khổng lồ và tốc độ phát triển nhanh như này là cực kỳ hiếm và các nhà khoa học vẫn đang tiếp tục tìm kiếm một hố đen còn “khủng” hơn con “quái vật vũ trụ” mới được tìm thấy.
Hố đen vũ trụ Lỗ đen (hố đen hoặc hốc đen) là một vùng trong không-thời gian mà trường hấp dẫn ngăn cản mọi thứ, bao gồm cả ánh sáng cũng không thể thoát ra. Thuyết tương đối rộng tiên đoán một lượng vật chất với khối lượng đủ lớn nằm trong phạm vi đủ nhỏ sẽ làm biến dạng không thời gian để trở thành lỗ đen. Xung quanh lỗ đen là một mặt xác định bởi phương trình toán học gọi là chân trời sự kiện, mà tại đó khi vật chất vượt qua nó sẽ không thể thoát ra ngoài lỗ đen được. Lỗ đen gọi là "đen" bởi vì nó hấp thụ mọi bức xạ và vật chất hút qua chân trời sự kiện, giống như một vật đen tuyệt đối trong nhiệt động lực học; nó cũng không phải là một loại "lỗ" hay "hố" nào mà là vùng không thời gian không để cho một thứ gì thoát ra. |