Các Yakuza Nhật Bản hoạt động trong cả lĩnh vực hợp pháp và bất hợp pháp.
Theo Forbes, tính đến năm 2017, Nhật Bản có hơn 100.000 Yakuza. So với gần 250.000 binh lính tại ngũ thì đây là một lực lượng lao động đầy tiềm năng.
Yakuza có nguồn thu khá lớn từ các hoạt động bất hợp pháp. Bộ công an Nhật ước tính các băng đảng thu về khoảng 5% doanh thu từ tất cả các hoạt động xây dựng.
Các công ty bình phong của Yakuza tham gia vào hoạt động xử lý rác thải, tái chế, ngành công nghiệp giải trí hay dịch vụ công ích.
Nhật Bản hiện có khoảng 22 tổ chức xã hội đen với các trung tâm, văn phòng và thậm chí là cả logo chính thức. Những tổ chức này hoạt động kín kẽ, hiếm khi lộ dấu vết với các hành động phi pháp để tránh bị truy tố. Điều này khiến cho Yakuza thường bị người dân Nhật Bản xa lánh.
Các Yakuza cũng phải thay đổi trong xã hội văn minh thời đại mới.
Nhưng một băng đảng Yakuza Nhật đang muốn hoàn lương, thay đổi cách hoạt động truyền thống. Đó là băng đảng Ninkyo Yamaguchi-Gumi từng thuộc tập đoàn tội phạm lớn nhất Nhật Bản Yamaguchi-Gumi.
Ông trùm của Ninkyo Yamaguchi-Gumi là Yoshinori Oda tỏ rõ ý định đưa Yakuza bước vào thời đại mới.
Cụ thể, Yoshinori nhắm tới việc huấn luyện những Yakuza trong tổ chức của mình thành các chiến binh thực thụ chứ không phải những kẻ vô công rồi nghề. Những người này tình nguyện trở thành lực lượng “hiệp sĩ” bảo vệ những công dân Nhật Bản trong và ngoài nước.
Yoshinori nói đã đến lúc Yakuza Nhật Bản hoạt động theo luật pháp để có thể tiếp tục tồn tại. Những công việc kinh doanh bất hợp pháp không thể tồn tại mãi mãi trong một xã hội văn minh ngày nay. Ngoài ra, số lượng người trẻ Nhật Bản gia nhập Yakuza cũng ngày càng ít.
Yakuza trở thành một nét văn hóa của Nhật Bản.
Trước đây, việc xăm mình của các Yakuza là nhằm thể hiện khả năng chịu đựng đau đớn. Nhưng giờ đây, xăm mình trở thành loại hình nghệ thuật với công nghệ xăm điện và thuốc tê giảm đau.
Điều này vô tình khiến những người xăm mình trở thành các thành phần vô trách nhiệm với xã hội cũng như không thực sự lao động đóng góp cho nền kinh tế.
Nhưng với truyền thống như sẵn sàng chặt ngón tay khi phạm phải sai lầm, Yakuza luôn được coi là những người rắn giỏi nhất. Mô hình hoạt động của họ cũng nhấn mạnh lòng trung thành, từ những người đứng đầu băng đảng cho đến các đàn em. Điều này khiến cho Yakuza trở thành lực lượng lý tưởng để thực thi công lý, bảo vệ người dân, theo Forbes.
Có thể nói, việc Yoshinori muốn thay đổi văn hóa Yakuza là một điều gây sốc cho không chỉ giới xã hội đen mà cả dân thường. Nhưng cách băng đảng này sẽ làm ăn hợp pháp như thế nào trong xã hội Nhật Bản thì vẫn còn là một câu hỏi.
Các Yakuza cũng không dễ ra nước ngoài để trở thành vệ sĩ, “hiệp sĩ” bảo vệ yếu nhân, công dân Nhật Bản bởi họ không hề biết sử dụng súng.
Nhật Bản là một trong những quốc gia có đạo luật kiểm soát súng đạn gắt gao nhất thế giới. Tỷ lệ phạm tội ở Nhật cũng ở mức rất thấp.
Cảnh sát Nhật Bản lục soát trụ sở của một băng đảng Yakuza.
Sử dụng súng không phép có thể khiến Yakuza hay bất kỳ công dân Nhật nào bị kết án tới 20 năm tù giam. Nhật Bản cũng chỉ ghi nhận vụ sát hại bằng súng đạn duy nhất vào năm 2016.
Với tỷ lệ phạm tội ở mức thấp, cảnh sát Nhật Bản còn chấp nhận giải quyết cả những vụ nhỏ lẻ như đi xe đạp vượt đèn đỏ, bị ăn trộm một thùng bia hay người dân báo mất trộm… quần đùi.
Tình hình xã hội như vậy sẽ rất khó để các Yakuza có công ăn việc là theo đúng mô hình mà ông trùm Yoshinori mong muốn.
Chuyên gia kinh tế Robert Feldman nhận định, băng đảng Yakuza là tập đoàn khởi nghiệp đại tài, họ kiếm được hàng triệu USD lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh cả hợp pháp lẫn bất hợp pháp.
Vậy nên họ có thể mở rộng sang nhiều ngành nghề, lĩnh vực khác nhau, như bán mì Ramen ở nước ngoài chẳng hạn, chuyên gia Robert Feldman nói.
Trở thành một người hùng “trượng nghĩa“, sẵn sàng xả thân giúp đỡ người khác chắc chắn là điều tốt đẹp, đáng...