Nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un.
Các chuyên gia nhận định trên tờ Huffington Post rằng, ông Kim có thể cố ý khiến ông Trump hủy hội nghị thượng đỉnh, nhằm cô lập Washington với các đồng minh châu Á và trì hoãn vô thời hạn những cuộc đàm phán về phi hạt nhân hóa với Bình Nhưỡng.
“Kim Jong-un giăng bẫy để ông Trump hủy hội nghị thượng đỉnh và ông Trump đã làm đúng như vậy”, Vipin Narang, giáo sư về quan hệ quốc tế tại Học viện Công nghệ Massachusetts (MIT), Mỹ nói.
Hội nghị thượng đỉnh đổ vỡ
Tổng thống Mỹ và lãnh đạo Triều Tiên đã dành một năm 2017 công kích, chỉ trích lẫn nhau vì chương trình phát triển vũ khí hạt nhân của Bình Nhưỡng. Nhưng vào ngày 8.3.2018, cố vấn an ninh quốc gia Hàn Quốc dẫn thông báo từ Nhà Trắng cho biết ông Trump và ông Kim đã đồng ý gặp mặt.
Ông Trump tự hào nói hội nghị thượng đỉnh là bằng chứng cho thấy cách tiếp cận cứng rắn đã có tác dụng, khiến Bình Nhưỡng phải quay trở lại đàm phán.
Trong quá trình thảo luận các chi tiết liên quan tới cuộc gặp, Trump tự hào tuyên bố hội nghị thượng đỉnh Mỹ - Triều là bằng chứng cho thấy lập trường cứng rắn của ông đã phát huy tác dụng, khiến Bình Nhưỡng phải quay trở lại bàn đàm phán.
Nhưng các nhà phân tích tỏ ra ngạc nhiên về triển vọng của hội nghị thượng đỉnh. “Mỹ còn không đạt được thỏa thuận với các đồng minh và đối tác. Họ rõ ràng không thể hoàn thanh nhiệm vụ khó khăn đó”, Joshua Pollack, nhà nghiên cứu cấp cao tại Viện Nghiên cứu Quốc tế Middlebury nhận định.
Các chính quyền Tổng thống Mỹ tiền nhiệm từng cố gắng thuyết phục Triều Tiên từ bỏ vũ khí hạt nhân, nhưng đều thất bại.
Suốt thời gian đàm phán với chính quyền Trump, Triều Tiên không ít lần khẳng định sẽ không đồng ý tham gia hội nghị thượng đỉnh nếu Mỹ khăng khăng muốn Bình Nhưỡng đơn phương phi hạt nhân hóa.
Ông Trump hủy hội nghị thượng đỉnh vì cảm thấy kết quả không được như mong muốn.
"Tôi không bất ngờ khi chứng kiến mọi thứ bỗng chốc sụp đổ", Van Jackson, chuyên gia về Triều Tiên tại Đại học Victoria ở Wellington, New Zealand nói. "Những vướng mắc về cơ bản vẫn không hề thay đổi so với năm ngoái".
Càng gần đến ngày diễn ra hội nghị thượng đỉnh 12.6, ông Trump càng thấy mình khó có thể dễ dàng đạt được thắng lợi trước Triều Tiên như đã hình dung.
"Đây chưa bao giờ là một cuộc đàm phán nghiêm túc. Nó chỉ giống như một màn trình diễn để giúp Donald Trump trông quyền lực và mạnh mẽ hơn", nhà tư vấn chính sách hạt nhân Stephen Schwartz nhận định.
"Trump có thể đã nhận ra sự khó khăn trong việc khiến lãnh đạo Kim Jong-un khuất phục. Cuộc gặp sẽ không diễn ra thuận lợi".
Jeff Lewis, giám đốc chương trình không phổ biến vũ khí hạt nhân tại Viện Middlebury nói: “Triều Tiên đã làm một điều mà Trump không thể chịu được. Đó là khiến Tổng thống Mỹ xấu mặt", Lewis nói.
Hậu quả khó lường
Giới phân tích nhận định, việc ông Trump đột ngột hủy hội nghị thượng đỉnh có thể dẫn đến những hậu quả khó lường.
Quá trình đàm phán, chuẩn bị cho hội nghị là cơ hội để Triều Tiên làm giảm căng thẳng trong khu vực. Nhưng vì Mỹ hủy cuộc gặp nên Bình Nhưỡng lại tiếp tục hưởng lợi khi mối quan hệ giữa Washington với các đồng minh châu Á đứng trước nguy cơ rạn nứt.
“Kim Jong-un muốn khoét sâu rạn nứt giữa Mỹ và Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc. Ông ấy rõ ràng đã đạt được điều đó”, chuyên gia Schwartz nói. “Và Trump đã rơi vào bẫy”.
Triều Tiên phá hủy bãi thử hạt nhân, trước khi ông Trump hủy hội nghị thượng đỉnh.
Hàn Quốc dường như đã bị sốc khi hoàn toàn không biết trước quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh của ông Trump. Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in là người đã dồn nhiều nỗ lực nơi hậu trường để đưa Washington và Bình Nhưỡng đến bàn đàm phán.
Bên cạnh đó, quyết định hủy hội nghị thượng đỉnh còn giúp Trung Quốc giảm áp lực trước Mỹ. Trong nhiều tháng, Washington liên tục gia tăng sức ép, thúc giục Bắc Kinh thuyết phục Bình Nhưỡng từ bỏ vũ khí hạt nhân.
Giờ đây, Trung Quốc sẽ có cớ để nói chính Mỹ khiến cho đàm phán phi hạt nhân hóa đổ vỡ.
Chuyện gì xảy ra tiếp theo?
Hiện chưa rõ các nỗ lực quốc tế nhằm đàm phán với Triều Tiên sẽ ra sao sau quyết định của ông Trump. Giới chuyên gia lo ngại Mỹ có thể rơi vào tình thế bị cô lập về mặt ngoại giao và có rất ít lựa chọn để kiềm chế chương trình hạt nhân Triều Tiên.
Trong khi đó, cố vấn an ninh quốc gia Mỹ John Bolton lại hướng đến giải pháp quân sự.
"Nếu Triều Tiên bắt đầu thử lại tên lửa và vũ khí hạt nhân, chúng ta sẽ quay trở về năm 2017, thậm chí tồi tệ hơn. Cố vấn an ninh quốc gia mới có thể sẽ khiến mọi chuyện xảy ra theo hướng hoàn toàn khác”, Narang bình luận.
"Khi không còn hội nghị thượng đỉnh, những ý tưởng về chiến tranh phòng ngừa sẽ quay trở lại", Jackson, chuyên gia về Triều Tiên từ Đại học Victoria nói. "Quãng thời gian nguy hiểm đang ở phía trước".
Mỹ sẽ phải đối mặt với “thảm họa” nếu xung đột với Triều Tiên nổ ra, do các lựa chọn quân sự của ông Trump...