Dưới đây là một số cách để bạn có thể nói ra từ “Không” một cách dễ dàng mà vẫn nhẹ nhàng, lịch sự và không làm mất lòng người khác.
1. Nói rõ lý do tại sao bạn không thể làm theo đề nghị của họ
Trong mối quan hệ với người khác, bạn nên hiểu điều gì là quan trọng và không quan trọng đối với mình. Để thực hiện điều này, hãy suy nghĩ xem người và việc nào khiến bạn thật sự muốn dành thời gian của mình. Nếu không, bạn sẽ luôn cảm thấy mâu thuẫn về việc liệu mình có làm đúng hay không. Nêu rõ nguyên nhân và lí do của mình để từ chối một cách thẳng thắn là điều nên làm.
2. Đưa ra sự lựa chọn khác
Đây có lẽ là cách từ chối hiệu quả nhất. Khi bạn không muốn làm điều gì đó mà người khác đề nghị, hãy cho họ một giải pháp thay thế. Ví dụ, nếu bạn không thể gặp một người bạn tối nay, hãy hẹn gặp họ vào ngày khác.
3. Thể hiện sự đồng cảm
Nếu không thể giúp ai đó thì hãy cho họ thấy rằng bạn đã lắng nghe và hiểu điều họ mong muốn đồng thời chia sẻ những khó khăn mà bạn gặp phải. Điều này không chỉ giúp người đó cảm thấy tốt hơn mà còn khiến cho việc từ chối của bạn dễ dàng rất nhiều.
4. Giải thích tình trạng của bạn
Đừng lo lắng rằng việc từ chối của bạn sẽ ảnh hưởng tới mối quan hệ với một người nào đó. Thực tế là bạn từ chối giúp đỡ chỉ đơn giản là bạn không có điều kiện giúp đỡ. Tất nhiên, bạn nên lịch sự, vui vẻ nhưng vẫn phải kiên quyết khi nói "không". Hành vi này sẽ cho phép người khác hiểu rằng bạn thực sự không thể giúp họ trong lúc này.
5. Mạnh dạn nói “không”
Tất cả những điều trên sẽ chỉ là lý thuyết nếu bạn không mạnh dạn nói từ chối nếu bản thân bạn không thích làm điều đó. Để bắt đầu, bạn có thể chọn các tình huống đơn giản có độ rủi ro thấp. Chẳng hạn, nếu không hài lòng với món ăn của mình tại một nhà hàng, bạn hãy nói chuyện với người quản lý và từ chối nó. Hoặc đơn giản khi bạn ở nhà một mình, lặp lại từ "không" 10 lần, điều này sẽ khiến bạn tự tin hơn trong các tình huống tương lai.
6. Thêm một lời khen để từ chối
Khi từ chối giúp ai đó, bạn hãy biến nó thành lời khen, như vậy sẽ gây thiện cảm hơn rất nhiều. Ví dụ: “Cảm ơn vì đã nhớ đến tôi…” hoặc “Tôi rất vui việc bạn đã hỏi tôi trước tiên…”. Bạn có thể cho họ biết tầm quan trọng của lời đề nghị rồi sau đó hãy đưa ra ý kiến của bạn.
7. Thể hiện thái độ nghiêm túc từ chối của bạn
Một số người rất kiên trì thuyết phục bạn để đạt được thứ họ muốn. Điều này phần lớn xảy ra với những người thân trong gia đình. Khi đó, tốt nhất là nên lặp lại câu trả lời của bạn.
Bạn có thể thể hiện sự thông cảm, chia sẻ với họ nhưng đừng để từ "không" biến thành "có thể" và cuối cùng là "tất nhiên rồi".
8. Đừng mất quá lâu để trả lời
Thật khó để nói không nhưng điều đó còn khó xử hơn khi bạn giả vờ đồng ý sau đó mới nói lời từ chối. Về lâu dài, một sự từ chối rõ ràng và vững chắc được chấp nhận nhiều hơn là tính nước đôi, thảo mai đấy.
“Nếu được khoe nữa mình cũng khoe, vì nếu không khoe mấy cái đó thì thật lòng mình chẳng có gì để nói cả”, nữ giám...