Tên lửa hành trình Tomahawk của Mỹ.
Nhân sự kiện Nga giải mã thành công tên lửa Tomahawk phiên bản mới nhất Mỹ dùng để tấn công Syria, trang Sputnik đã điểm lại các sự kiện tương tự từng xảy ra trong quá khứ.
Chiến tranh Triều Tiên và trận không chiến Đài Loan
Nếu không tính đến Thế chiến 2, khi Mỹ chuyển cho Nga hàng trăm trang thiết bị quân sự để chiến đấu chống phát xít Đức, kho vũ khí Mỹ mà Nga thu thập được bắt đầu từ Chiến tranh Triều Tiên (1950-1953).
Mỹ và đồng minh khi đó đối đầu với Triều Tiên, Trung Quốc và một số ít các phi công Liên Xô.
Ở Triều Tiên, Liên Xô nhận được xe tăng cỡ trung M46 Patton, lần đầu được Mỹ giới thiệu năm 1949. Các kỹ sư Liên Xô cũng có cơ hội nghiên cứu máy bay chiến đấu F-51D Mustang của Mỹ.
Xe tăng M46 Patton của Mỹ trong Chiến tranh Triều Tiên.
Tháng 9.1958, chiếc MiG-17 của Trung Quốc bị trúng tên lửa đối không từ chiếc F-86 Sabre của Đài Loan. Tên lửa không phát nổ và người Trung Quốc đã bàn giao tên lửa tầm ngắn, dẫn đường bằng hồng ngoại này cho Liên Xô.
Phía Liên Xô sau đó sản xuất được loại tên lửa tương tự với hình dạng giống hệt tên lửa Mỹ.
Chiến tranh Việt Nam
Sau khi Mỹ rút quân năm 1975, Việt Nam thu thập được 550 xe tăng Mỹ, 1.200 xe bọc thép chở quân, 1.100 máy bay, 500 trực thăng và 80 tàu chiến.
Một trong những vũ khí giá trị nhất khi đó là chiếc Northrop F-5E, được Mỹ sản xuất trong giai đoạn 1959-1987 và vẫn được không quân nhiều quốc gia trên thế giới sử dụng.
Máy bay chiến đấu F-5E.
Sau khi được bàn giao cho Liên Xô, chiếc F-5E được sử dụng trong hàng loạt nhiệm vụ huấn luyện tác chiến của máy bay MiG-21 và MiG-23. Đó là cơ sở để Liên Xô sản xuất chiếc MiG-29 sau này.
Bên cạnh F-5E, Việt Nam còn bàn giao cho Liên Xô máy bay cường kích hạng nhẹ A-37 Dragonfly, trực thăng vận tải hạng nặng CH-47A, trực thăng đa dụng UH-1.
Trong những năm 1970 trở về sau, các vũ khí Mỹ này được thử nghiệm nhiều lần ở căn cứ Chkalovskiy và Akhtuba. Các kỹ sư Liên Xô nắm được cách Mỹ sản xuất khí tài quân sự, kết hợp với hệ thống radio, động cơ, giúp Liên Xô sản xuất các vũ khí mới hiệu quả hơn.
Xung đột ở Afghanistan
Vào giữa những năm 1980, Lầu Năm Góc chuyển cho lực lượng Hồi giáo thân Mỹ (Mujahedeen) ở Afghanistan hàng loạt tên lửa phòng không vác vai hiện đại mang tên Stinger.
Tên lửa phòng không Stinger trong tay người Nga.
500 đạn tên lửa Stinger được tuồn vào quốc gia này, cùng 250 ống phóng. Điều này khiến cho máy bay Liên Xô gặp phải tổn thất nặng nề.
Cơ quan tình báo Liên Xô đã thành lập đơn vị đặc biệt nhằm thu thập loại vũ khí mới này và đưa trở về quê nhà để nghiên cứu.
Sau khi nắm trong tay vài tên lửa Stinger, các kỹ sư Liên Xô đã phát hiện ra các phương pháp, kỹ thuật đối phó, từ đó giảm thiểu tỷ lệ tổn thất về máy bay khi đối đầu với Stinger.
Cuộc chiến Nga-Gruzia
Năm 2008, Tổng thống Gruzia khi đó là Mikheil Saakashvili mở chiến dịch quân sự nhằm ngăn Nam Ossetia ly khai. Nga sau đó đã đáp trả, biến xung đột trở thành cuộc đụng độ trực tiếp Nga-Gruzia.
Nga thu được nhiều xe bọc thép Humvee do Mỹ sản xuất trong cuộc xung đột ở Gruzia.
Trong quãng thời gian này, quân đội Nga thu thập 5 xe bọc thép Humvee do Mỹ sản xuất với nhiều thiết bị điện tử và liên lạc hiện đại. Nga cho đến nay từ chối trả lại những chiếc xe bọc thép này dù Lầu Năm Góc đã nhiều lần gửi yêu cầu.
Xung đột ở Syria
Cuối cùng, đợt tấn công bằng tên lửa hành trình mà Mỹ và đồng minh nhằm vào Syria hôm 14.4 vô tình để lại “món quà” gửi đến Nga.
Hai tên lửa Tomahawk chưa phát nổ được các kỹ sư Nga mổ xẻ để nghiên cứu kỹ lưỡng, cũng như giúp công ty quốc phòng Nga sản xuất vũ khí tác chiến điện tử mới đối phó.
Đại tá về hưu Mikhail Khodarenok nói các tên lửa Tomahawk là “sách giáo khoa rơi từ trên trời xuống về khoa học và công nghệ”.
“Đây là món quà giúp ngành công nghiệp quốc phòng Nga nắm rõ cách vô hiệu hóa tên lửa Tomahawk mới nhất trong môi trường tác chiến thực tế”, ông Khodarenok nói.
Dĩ nhiên hãng sản xuất Tomahawk, Raytheon đã lường trước điều này và sẽ sản xuất các phiên bản nâng cấp để khắc phục nhược điểm, nhưng sẽ mất nhiều năm, thậm chí cả thập kỷ để thay thế hoàn toàn các tên lửa Tomahawk cũ.
Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô từng hai lần thu thập thành công tên lửa hiện đại của Mỹ và cho ra mắt phiên bản tương...