Vì sao chỉ định thầu dự án BOT? (Ảnh: IT)
Trả lời câu hỏi chất vấn của đại biểu Trương Trọng Nghĩa, Bộ trưởng Bộ GTVT nhấn mạnh: “Tôi khẳng định không có dự án BOT nào không đấu thầu và công khai. Bộ công khai trên trang web 1 tháng theo đúng quy định. Trong 1 tháng đó, các nhà đầu tư quan tâm sẽ nghiên cứu hồ sơ để đấu thầu”.
Bộ trưởng Bộ GTVT cho biết, thực tế cho thấy, với dự án có 2 nhà đầu tư trở lên thì sẽ đấu thầu. Nhưng nhiều dự án BOT, các nhà đầu tư chưa quan tâm. Bởi có 1 nhà đầu tư quan tâm, nộp hồ sơ nên không thể đấu thầu. “Có nhiều dự án chúng tôi kéo dài thời gian nhưng không có thêm nhà đầu tư. Quy định cho phép được chỉ định thầu khi có 1 nhà đầu tư. Việc này đã được Thanh tra Chính phủ, Bộ KHĐT kiểm tra”.
“Luật đấu thầu của chúng ta rất chặt chẽ. Nếu phát hiện thông thầu, vi phạm luật sẽ xử lý. Tôi thừa nhận một số dự án được chỉ định thầu, tiến độ kéo dài gây lãng phí là có. Các nhà thầu tham gia nhiều dự án, trúng nhiều dự án ở các địa phương dẫn đến yếu kém năng lực tài chính 1 thời điểm, dẫn đến dự án chậm, lãng phí”.
Bộ GTVT họp giao ban hàng tháng, hàng quý với các nhà thầu để đốc thúc. Về việc thực hiện quyết toán các dự án, ông Thể cũng cho rằng Bộ GTVT đã làm đúng theo quy định của phát luật. “Chúng tôi nhận thức các dự án PPP, dư luận sẽ rất quan tâm”, ông Thể nhấn mạnh.
Vì thế, Bộ GTVT đã đề nghị Bộ Xây dựng thẩm tra dự toán. Khi triển khai về vị trí, mức thu đều có sự giám sát chặt chẽ từ các cơ quan chức năng. Hiện nay, cao tốc Bắc - Nam, chúng tôi thực hiện theo chỉ đạo của Chính phủ, Quốc hội để lập nghiên cứu dự án tiền khả thi, khả thi… Làm sao để tránh đội vốn, không bị chậm tiến độ.
Trả lời đại biểu Nguyễn Ngọc Phương, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói cho biết: Chênh lệch giá trị hợp đồng BOT và kết quả kiểm toán của Kiểm toán Nhà nước là vấn đề cả xã hội quan tâm. Theo luật và nghị định của Chính phủ, giai đoạn vừa qua Bộ đã tổ chức đầu thầu BOT và ký hợp đồng trên cơ sở được duyệt. Trong đó, nhiều phần là dự phòng, trượt giá, khối lượng, tiền dự kiến công tác giải phóng mặt bằng và các vấn đề phát sinh do đó dự án được duyệt bao gồm các khoản phát sinh mới…. nên có giá trị lớn hơn kết quả kiểm toán.
Căn cứ vào đó, Bộ GTVT ký hợp đồng với nhà đầu tư theo dự án được duyệt nên Bộ đã chủ động kiến nghị KTNN cùng tiến hành kiểm toán trước Bộ quyết toán. Thời gian gian qua với 56 trạm BOT đã kiểm toán 50 còn 6 dự án đang triển khai. Theo hợp đồng Bộ đã đàm phán với các nhà đầu tư giá trị sau kiểm toán là giá trị để Bộ điều chỉnh thời gian thu phí và chính sách phí, do đó việc KTNN phát hiện có sự chênh lệch lớn là điều hiển nhiên, những dự án triển khai nhanh ít phát sinh.
Dự án số liệu KTNN và dự án quyết toán của bộ GTVT thậm chí số liệu của Bộ còn thấp hơn, do đó sự chỉ ra của KTNN là rất đúng nhưng bộ GTVT cũng làm đúng. Mặt bằng giá BOT, Bộ đã rà soát và giảm toàn bộ 56 dự án BOT có dự án giảm 2-3 lần từ 35.000 đồng/lượt xe con thậm chí một số trạm chỉ còn 15.000 đồng. Cứ tính giảm phí căn cứ vào lưu lượng xe đi qua trạm và hoàn vốn cho nhà đầu tư.
Cũng liên quan tới dự án BOT, trả lời chất vấn lại của ĐB Nguyễn Thị Kim Bé, người dân đi đường thì sẵn sàng trả phí, vấn đề là đi 300m hay 1km thì không thể trả phí cho cả quãng đường, vấn đề này cần có cách tính như thế nào cho phù hợp.
Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể cho biết, liên quan vấn đề này sẽ giao Cục đường bộ và chính quyền địa phương rà soát cụ thể để có giải pháp hợp lý.