Vũ Lăng tại Học viện Quân sự Liên Xô (1956)
|
Khi đi xa, ông hay cưỡi con ngựa bất kham. Sau những trận chiến đấu căng thẳng, ông thích làm thơ, viết nhật kí và viết thư cho người vợ yêu quý. Các chiến sĩ thường gọi ông là “ông Lăng râu xồm” nóng tính, quyết đoán, chính xác, kỷ luật nghiêm.
Vẫn những đồng đội của ông kể rằng: Ngày 14.1.1947 tại rạp hát Tố Như (ngày nay là rạp Chuông Vàng ở 72 phố Hàng Bạc), Vũ Lăng đã thay mặt các chiến sĩ Hà Nội làm lễ tuyên thệ “Quyết tử để Tổ quốc quyết sinh”.
Trong vòng vây của giặc Pháp, ngày 6 tháng 2 năm 1947, ông Vũ Lăng, tiểu đoàn phó tiểu đoàn 103 của Trung đoàn Thủ đô đã dũng cảm chỉ huy các chiến sĩ chiến đấu chống lại 5 lần tấn công của quân Pháp ở nhà Xô - va (nay là trường tiểu học Nguyễn Huệ ở 11B phố Hàng Tre), buộc địch phải từ bỏ ý định đánh vào ngôi nhà này.
Ngày hôm sau 7.2.1947 ông Lăng lại chỉ huy tiểu đoàn 103 đánh bật quân Pháp ra khỏi Trường Ke (nay là trường tiểu học Trần Nhật Duật ở 2A phố Chợ Gạo). Hai địa điểm trên đây ở gần sông Hồng, kiểm soát con đường nối liền Hà Nội với bên ngoài. Sau 60 ngày chiến đấu (từ 19.12.1946 đến 17.2.1947), tiểu đoàn của ông đã góp phần giữ chân địch ở Hà Nội để ta có thời gian chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.
Trong chiến dịch Điện Biên Phủ, Vũ Lăng là trung đoàn trưởng trung đoàn
98 của Đại đoàn 316, được giao nhiệm vụ đánh đồi C1, một vị trí rất mạnh
trên 5 ngọn đồi sống còn của quân Pháp ở phía đông tập đoàn cử điểm.
Cuộc chiến đấu diễn ra trong 31 ngày đêm và đã chiến thắng giòn giã.
Trước
đó, ông Vũ Lăng đã tham gia nhiều trận đánh oai hùng trong các chiến
dịch Tây Bắc, Lê Hồng Phong, Hà Nam Ninh, Sông Thao, Biên Giới, Trung
Du… Các chiến sĩ còn kể rằng, có lúc giáp chiến ông vẫn ngậm tẩu thuốc
lá và cầm ba – toong, chỉ trỏ hướng tiến quân. Với tư thế đĩnh đạc và bộ
râu quai nón, có lúc quân Pháp tưởng là chỉ huy của chúng nên không
bắn, ngược lại có khi quân ta tưởng ông là quân địch nên suýt bắn nhầm.
Tháng
3 năm 1965, ông Vũ Lăng làm Phó tư lệnh Quân khu 4. Tiếp đó ông tham
gia các chiến dịch Khe Sanh, đường 9 - Nam Lào. Tháng 6.1974 ông là tư
lệnh mặt trận Tây Nguyên.
8h sáng ngày 10.10.1954, Trung đoàn Thủ đô thuộc Đại đoàn 308 tiến vào giải phóng Hà Nội trong rừng cờ hoa rực rỡ, trong tiếng reo hò của 20 vạn nhân dân Thủ đô
Trong chiến dịch Hồ Chí Minh (từ ngày 26 đến 30.4.1975), Quân đoàn 3 do ông làm Tư lệnh nhận mũi nhọn đột kích chủ yếu theo hướng Tây Bắc, đường 22, đồng thời thọc sâu đánh chiếm sân bay Tân Sơn Nhất và Bộ Tổng tham mưu của quân đội ngụy tại Sài Gòn, đã góp phần giải phóng hoàn toàn miền Nam, thống nhất đất nước.
Mùa xuân năm 1975, Quân đoàn 3 đã tham gia giải phóng các tỉnh Phú Yên, Khánh Hòa. Sau năm 1975, Quân đoàn 3 chiến đấu ở Mặt trận biên giới Tây Nam và tham gia giải phóng nhân dân Campuchia khỏi nạn diệt chủng Pôn Pốt. Năm 1979 Quân đoàn 3 được Nhà nước tuyên dương là đơn vị Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân.
Ông Vũ Lăng là một quân nhân được đào tạo cơ bản về khoa học quân sự. Ngay sau cách mạng tháng Tám 1945, ông được cử đi học trường Quân chính khóa 5 tại Việt Nam học xá. Từ tháng 4.1956 đến tháng 6.1959 ông học tại Học viện quân sự Bộ Tổng tham mưu Liên Xô. Do đó, ông không chỉ là một tướng lĩnh thao lược mà còn là một nhà lí luận quân sự. Tháng 5.1969 ông là Phó Viện trưởng Viện khoa học quân sự (Bộ quốc phòng). Năm 1977 ông nhận chức Viện trưởng Học viện Lục quân ở Đà Lạt trong suốt 11 năm. Ông đã xây dựng một đội ngũ giáo viên có trình độ lí luận khoa học quân sự cho quân đội ta.
Cuộc đời binh nghiệp của ông dài 43 năm (từ 1945 đến 1988) với nhiều chiến công hiển hách. Năm 1965 ông được phong hàm Đại tá, Thiếu tướng năm 1973, Trung tướng năm 1980, đến năm 1986 ông được phong quân hàm Thượng tướng và học hàm giáo sư khoa học quân sự. Hà Nội rất tự hào về Thượng tướng Vũ Lăng, tên thật là Đỗ Đức Liêm (1921 - 1988), một người con ưu tú của xã Ngũ Hiệp, huyện Thanh Trì. Ông đã được Nhà nước thưởng huân chương Độc lập hạng nhất, hai huân chương Quân công hạng nhất, một huân chương Quân công hạng ba.
Ông Vũ Lăng đã đi xa nhưng còn để lại tấm gương sáng của một bộ đội Cụ Hồ, một người chồng chung thủy và một người cha mẫu mực. Người bạn đời của ông là Hoàng Việt Hoa, một nữ sinh Hà Nội, kém ông 10 tuổi. Giữa Thái Nguyên, thủ đô gió ngàn năm 1951 hai người kết hôn. Sau này bà Hoa là dược sĩ, Trung tá Quân đội. Trong những năm kháng chiến chống Pháp, ông bà phải sống xa nhau, lâu lâu mới có dịp gặp nhau. Họ đã tâm sự với nhau qua những lá thư. Trong đó, ông kể chuyện hành quân, tình đồng đội, các trận thắng của đơn vị, và nhiều nhất là tình cảm nồng nàn, sâu sắc của ông đối với vợ. Dưới đây là trích nội dung vài lá thư.
22 tháng 2 năm 1953
Trong những ngày cuối năm vừa qua, anh cũng đã viết thư cho em. Thư viết
đêm 27 tháng chạp bên cạnh chiến hào. Tâm sự của một người lính trước
giờ chiến đấu quyết liệt, sắp gửi tới người vợ yêu ở hậu phương xa xôi.
Những tình cảm của Tết Phố Lu 50, Phục Linh 51, chợ Chu 52, Tây Bắc
53-54.
Gởi em cả mấy bông hoa đào hái ở một bản vắng một chiều hành
quân. Những bông hoa nở trên hố bom, hố đại bác, hớn hở đón một mùa xuân
chiến thắng, biểu hiện sức đấu tranh của dân tộc ta, mỗi ngày một mạnh
lên, bom đạn của kẻ thù không thể nào ngăn cản nổi.
Thôi khuya rồi. Chúc em ngủ ngon giấc. Kéo chăn len hồng lên tận má cho
ấm nhé ! Cho anh gửi lời thăm tất cả các anh chị ở cơ quan. Thư sau của
anh sẽ có tin chiến thắng. Hôn em.
17 tháng 6 năm 1953
Anh đã nhận được của em hai thư. Thư ngày 15 tháng 4 em viết sau ngày
đơn vị anh chiến thắng trận đầu tiên của chiến dịch một ngày (Trận Nà
Noong ngày 14 tháng 4) và đến tay anh sau trận chiến thắng Mường Khoa 12
tiếng (trận Mường Khoa đêm 17 rạng ngày 18 tháng 5).
Hôm nay viết thư cho em trên dọc đường hành quân khi dừng lại nghỉ ở một
bản trên đường. Trong mùi thơm ngát của hoa cau buổi sớm, nhớ đến nụ
cười, đôi mắt, tiếng nói thân yêu của những ngày nào tháng 6 năm ngoái ở
chợ Chu. Nhớ căn nhà lá xinh xinh bên dòng suối trong mát, những bữa
cơm rau dền, những đêm trăng chênh chếch chiếu qua khung cửa sổ…
|