“Dọc theo Quốc lộ 62 qua địa bàn huyện Thạnh Hóa (Long An) còn các kênh, rạch tự nhiên nối thông kênh chính (do Bộ NNPTNT quản lý) với sông Vàm Cỏ Tây chưa được đầu tư cống ngăn mặn. Trong những năm gần đây, biến đổi khí hậu diễn biến phức tạp, nắng hạn kéo dài cùng với triều cường dẫn đến tình trạng nước mặn xâm nhập gây ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến 14.000ha đất sản xuất và 5.300 hộ dân thiếu nước sinh hoạt”, ông Thiện thông tin.
Ông Thiện cho biết thêm, tỉnh Long An đã có kiến nghị với Bộ NNPTNT cấp bách hỗ trợ 87 tỷ đồng để triển khai hệ thống cống ngăn mặn bảo vệ sản xuất cho nông dân 2 tỉnh Long An, Tiền Giang.
Thi công đắp đập tạm ngăn mặn ở đoạn kênh gần cầu Bà Hai Màng (Thạnh Hóa, Long An)
Trong buổi làm việc mới đây tại Long An về công tác phòng, chống hạn, xâm nhập mặn năm 2018, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy lợi Đỗ Văn Thành đề nghị ngành chuyên môn của tỉnh không được chủ quan, lơ là, cần phải theo dõi chặt chẽ tình hình để có những biện pháp kịp thời nếu xảy ra tình hình xấu.
Năm 2016, tỉnh Long An đã triển khai khẩn cấp thi công các công trình ngăn mặn tại 13 cống nằm dọc tuyến quốc lộ 62 và sáu đập ngăn mặn, giữ ngọt tại các cây cầu: Bà Hai Màng, Ông Nhượng, Bà Định, Thủ Cồn, La Khoa, Bến Kè (thuộc địa bàn huyện Thạnh Hóa), nhằm ngăn xâm nhập mặn từ Sông Vàm Cỏ Tây vào khu vực phía nam Quốc lộ 62, phục vụ nhu cầu sinh hoạt, sản xuất, hạn chế thiệt hại cho nhân dân 2 tỉnh Long An và Tiền Giang.
14.000ha đất sản xuất của nông dân 2 tỉnh Long An, Tiền Giang bị ảnh hưởng nghiêm trọng bởi xâm nhập mặn do các kênh dọc Quốc lộ 62 không có cống ngăn mặn.
Các tuyến kênh Bà Hai Màng, Ông Nhượng, Bà Định, Thủ Cồn, La Khoa, Bến Kè là những trục giao thông đường thủy chính, có nhiều tàu bè qua lại vận chuyển hàng hóa từ Long An đến Tiền Giang, Đồng Tháp, việc xây dựng cống ngăn mặn đã ảnh hưởng không nhỏ đến việc lưu thông đường thủy của người dân ở huyện Thạnh Hóa. Vì vậy, các cống ngăn mặn này được làm tạm sau hạn mặn sẽ tháo ra để phục vụ giao thông, sản xuất của bà con nông dân sẽ gặp nhiều tốn kém.