Loài trà mi Vũ Quang được phát hiện tại các đai cao từ 50 – 100m so với mực nước biển
Trước đó, trong khuôn khổ chuyến hợp tác điều tra đa dạng sinh học giữa Vườn quốc gia Vũ Quang và Trường Đại học Đà Lạt, các nhà nghiên cứu liên tiếp phát hiện 2 loài thực vật mới chưa từng được mô tả về hình thái từ trước đó tại khu vực Vườn quốc gia Vũ Quang.
Trà mi Vũ Quang phân bố ở sinh cảnh ven sông suối, số cá thể được tìm thấy là rất ít.
Hai loài được tìm thấy thuộc chi trà mi (Camellia), thực vật họ chè (Theaceae). Điều đặc biệt là cả 2 loài trà mi được tìm thấy đều là trà mi hoa vàng - loài được các nhà nghiên cứu trên thế giới đặc biệt quan tâm.
Trà mi Hà Tĩnh phân bố rộng, được phát hiện tại các đai cao từ 100 đến 700m so với mực nước biển...
Hai loài trà mi được đặt tên theo tuần tự phát hiện là “Trà mi Vũ Quang” Camellia vuquangensis Luong, Tran et L.T.Nguyen và “Trà mi Hà Tĩnh” Camellia hatinhensis Luong, Tran et L.T.Nguyen.
...và mọc chung với các loài như táu mặt quỷ (Hopia mollissima), dẻ (Lithocarpus sp), két Balansea (Beilschmiedia balansae) cùng một số loài trâm (Syzygium sp)…
Với phát hiện mới này, Vườn quốc gia Vũ Quang đã bổ sung thêm hai loài trà mi hoa vàng cho Việt Nam nói riêng và thế giới nói chung. Thời gian tới, Vườn sẽ có những nghiên cứu cụ thể nhằm bảo vệ hai loài trà mi quý hiếm này.
Các loài trà mi hoa vàng trên thế giới được xếp vào một trong những loại thực vật quý có nhiều giá trị cần được nhân giống và bảo tồn. Trong hơn 200 loại trà mi hoa vàng khác nhau trên thế giới, Việt Nam rất may mắn góp mặt 24 loại trà hoa vàng (chiếm tỷ lệ 12% tổng số loại trà vàng trên thế giới) và được xem là nguồn gen tự nhiên vô cùng quý hiếm. Tuy nhiên với tình trạng khai thác không kế hoạch và bị đe dọa vì mất môi trường sống như hiện nay thì một vài năm tới trà hoa vàng có thể sẽ mất dần ở Việt Nam. |