Nghề nuôi rắn hổ mang độc tại xã Vĩnh Sơn có từ lâu đời, tại đây, trung bình mỗi hộ nuôi khoảng 400 con, có những hộ như anh Nguyễn Văn Bình nuôi tới gần 1.000 con rắn cho thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm.
Để kịp thời phát hiện bệnh tật cũng như chăm sóc rắn hổ mang, người nuôi hàng ngày phải mở chuồng kiểm tra.
Để tiếp xúc với rắn hổ mang, người nuôi chỉ dùng một chiếc que sắt và găng tay vải dày.
Khi bị soi đèn rắn hổ mang thường thu mình sẵn sàng trong tư thế chiến đấu.
Nhìn hình ảnh này không ít người rùng mình hoảng sợ khi chúng có thể lao mình ra phía con mồi bất cứ lúc nào.
Tuy nhiên, với những kinh nghiệm tích lũy của người nuôi thì các chú rắn hổ mang này khá hiền lành, thậm chí ... thân thiện với người nuôi.
Thức ăn ưa thích của rắn hổ mang là cóc và chuột nhưng đối với hộ nuôi nhiều thì nguồn thức ăn tự nhiên này không thể đủ cung cấp.
Họ phải cho rắn hổ mang ăn bằng nhiều nguồn thức ăn khác nhau như thế này.
Người nuôi dùng vòi để bơm thức ăn bột vào miệng rắn hổ mang.
Việc tiêu thụ rắn hổ mang thịt khá thuận lợi do nhu cầu của thị trường lớn, giá thịt rắn hổ mang khoảng 700.000 đồng đến 1.000.000 đồng/kg tùy rắn to hay nhỏ.
Những người phụ nữ ở Vĩnh Sơn thường ít tiếp xúc với rắn hổ mang hơn, họ chủ yếu làm những công việc hỗ trợ liên quan như sắp xếp trứng rắn, chuẩn bị thức ăn cho rắn...
Ngoài việc bán thịt rắn hổ mang thì nhiều gia đình có nguồn thu lớn từ bán trứng rắn hổ mang cho các trang trại nuôi khác.
Những đổi thay ở làng quê Vĩnh Sơn kể từ khi... "bén duyên" với nghề kiếm sống "tử thần".