Dân Việt

Tỷ giá ngày 14.7: Chiến trang thương mại Mỹ - Trung “leo thang”, USD rớt giá

Lê Thuý 14/07/2018 08:36 GMT+7
Sau khi lập đỉnh 95,241 điểm, mức cao nhất kể từ 29.6, đồng bạc xanh trên thị trường quốc tế lại quay đầu sụt giảm so với các đồng tiền chủ chốt khác như đồng EUR và Nhân dân tệ (NDT) do nhà đầu tư quan ngại chiến tranh thương mại giữa 2 nền kinh tế lớn nhất thế giới Trung Quốc và Hoa Kỳ tiếp tục leo thang.

Tại thị trường trong nước, tỷ giá trung tâm được NHNN phiên giao dịch ngày hôm nay 14.7 vẫn được niêm yết tại 22.648 đồng/USD, không đổi so với phiên giao dịch liền trước. Với biên độ +/-3% đang được áp dụng, tỷ giá trần mà các ngân hàng được áp dụng hôm nay là 23.327 đồng/USD và tỷ giá sàn là 21.968 đồng/USD.

Các NHTM vẫn tiếp tục giữ nguyên không điều chỉnh tỷ giá USD/VND so với chốt phiên giao dịch ngày 13.7. Giá mua vào/bán ra cao nhất tại các NHTM lần lượt là 23.020 đồng/USD (tại ACB) và 23.090 đồng/USD (tại Vietinbank và Eximbank). Giá mua/bán thấp nhất tại các NHTM lần lượt là 22.090 đồng/USD  và 23.080 đồng/USD. Tại Vietcombank giá mua/bán đồng bạc xanh lần lượt là 23.010 đ/usd và 23.080 đồng/USD.

img

Trên thị trường quốc tế, trước quan ngại về việc thặng dư thương mại của Trung Quốc với Hoa Kỳ tăng lên mức kỷ lục trong tháng 6 có thể làm tăng thêm căng thẳng giữa 2 nền kinh tế lớn này, đồng bạc xanh đã quay đầu giảm sau khi chinh phục ngưỡng đỉnh mới 95,241 điểm - mức cao nhất kể từ 29.6.

Tính tới 8h sáng nay (giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động đồng bạc xanh với 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 94.68 điểm giảm tới 0,14%.

Cụ thể, USD đứng ở mức: 1 euro đổi 1.1685 USD (tăng 0,12%); 112.36 yen đổi 1 USD ( giảm 0,17%); 1.3232 USD đổi 1 bảng Anh.

Ngoài quan ngại đến từ tin tức về thặng dư của Trung Quốc, Eric Viloria - nhà chiến lược tiền tệ tại Wells Fargo Securities ở New York cho biết: "Sự sụt giảm của đồng USD có thể xuất phát từ mức tăng khiêm tốn trên Phố Wall. Đồng USD đã chuyển động bất lợi với các cổ phiếu. Vì vậy, có thể nhà đầu tư đã có 1 chút hạn chế đối với USD".

Mặc dù USD đang chững lại tuy nhiên những dấu hiệu trên thị trường vẫn cho thấy, triển vọng cho USD mạnh vẫn giữ nguyên. Paresh Upadhyaya, giám đốc chiến lược tiền tệ của Amundi Pioneer Investments ở Boston cho biết: “Thật khó để xem điều gì sẽ làm mất giá USD”. Upadhyaya cho biết thêm: "Các mối quan tâm chiến tranh thương mại làm tăng nguy cơ sụt giảm về tăng trưởng toàn cầu. Điều đó có xu hướng tích cực đối với USD và kéo theo các đồng tiền khác.

Những nhận xét lạc quan về nền kinh tế Mỹ từ Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (FED) Jerome Powell cũng đã khơi dậy nhu cầu về USD. Tổng thống Mỹ Donald Trump trong tuần này cam kết sẽ áp đặt thuế nhập khẩu hàng hóa Trung Quốc thêm 200 tỷ USD và Bắc Kinh đã thề sẽ trả thù.

Căng thẳng thương mại leo thang đã không làm giảm nền kinh tế Mỹ, mà trên đó là mở rộng dài thứ hai của nó trên hồ sơ. FED cũng đã công bố báo cáo nửa năm một lần về chính sách tiền tệ trước lời khai của Powell cho Quốc hội vào thứ Ba và thứ Tư tới. Báo cáo cho thấy sự tăng trưởng kinh tế vững chắc của Mỹ và FED dự kiến ​​sẽ tiếp tục tăng lãi suất.