Nghiên cứu mới từ Đại học Cambridge cuối cùng đã phát hiện ra những gì từng xảy ra với nền văn minh Maya những thành phố đá vôi nổi tiếng.
Các nhà nghiên cứu tin rằng nên văn minh Maya bị hủy diệt là do một đợt hạn hán lớn lan rộng khắp Mexico.
Nguyên nhân khiến nền văn minh Maya tuyệt diệt là một câu hỏi khiến các nhà khoa học đau đầu tìm câu trả lời.
Các nhà nghiên cứu cho biết, lượng mưa đã giảm tới khoảng 70% vào thời điểm người Maya bỏ rơi các thành phố cổ của họ.
Đã có nhiều cuộc tranh luận xung quanh những gì đã khiến nền văn minh Maya tuyệt diệt và giả thiết hạn hán đã được được đưa ra trong nhiều năm.
Những người khác đã cho rằng nguyên nhân của sự hủy diệt là chiến tranh, xâm lược hoặc bị mất các tuyến thương mại.
Các nhà nghiên cứu đã chứng minh giả thiết hạn hán bằng cách kiểm tra các mẫu trầm tích từ một hồ nước trong khu vực.
Theo đó, họ lập luận rằng, hạn hán là nguyên nhân dẫn đến những thay đổi về kinh tế và chính trị vào năm 800 sau Công nguyên.
Nhóm nghiên cứu đã phân tích nước bị mắc kẹt trong tinh thể khoáng chất gọi là gysum, được tìm thấy ở hồ Chichancanab.
Nick Evans, một nghiên cứu sinh tiến sĩ tại Đại học Cambridge cho biết: “Vai trò của biến đổi khí hậu trong sự sụp đổ của nền văn minh Maya cổ đại có phần gây tranh cãi. Nghiên cứu của chúng tôi đã đạt được tiến bộ đáng kể vì nó cung cấp thống kê ước tính đáng tin cậy về lượng mưa và độ ẩm trong thời gian nền văn minh Maya sụp đổ".
Nền văn minh Maya cổ đại kéo dài từ năm 250 đến 800 sau công nguyên. Vào cuối giai đoạn này, một điều gì đó đã xảy ra khiến mọi người từ bỏ các thành phố đá vôi nổi tiếng của họ.