Theo truyền thống, lễ cúng chúng sinh (lễ cúng cô hồn) được tổ chức vào buổi chiều tối ngày 14.7 hoặc tối 15.7 (âm lịch).
Bởi vì, theo quan niệm, vào tháng 1.7 âm lịch các vong linh sẽ được mở cửa để lên dạo chơi chốn dương gian và chiều tối ngày 14.7 hoặc tối 15.7 (âm lịch) là thời gian những vong linh trên đường trở về địa ngục nên cũng là lúc cúng cô hồn chuẩn nhất. Mọi việc cúng phải được hoàn tất vào ngày 15.7.
Ảnh minh họa. I.T
Trên mâm cúng chúng sinh lễ vật gồm có:
Muối gạo (1 đĩa sẽ được rắc ra vỉa hè hoặc sân nhà về bốn phương tám hướng sau khi cúng xong)
Cháo trắng nấu loãng (12 chén nhỏ)
Hoa quả (5 loại 5 mầu)
12 cục đường thẻ
Quần áo chúng sinh với nhiều màu sắc (xanh lam, xanh lá mạ, vàng, hồng...)
Các loại bỏng ngô, bánh, kẹo
Tiền vàng (tiền thật các loại mệnh giá và tiền vàng mã)
Nước: 3 chun (hay 3 ly nhỏ ), 3 cây nhang , 2 ngọn nến nhỏ.....
Bên cạnh đó, vào dịp lễ Vu Lan, rằm tháng 7, lễ cúng cô hồn nhiều gia đình còn làm phóng sinh chim, cá, tôm, cua, ốc... với mong muốn mang phúc lành.
Ngày nay, tùy theo điều kiện của từng gia đình mà lễ cúng cô hồn có thể làm hoặc không.
Clip: Sự tích ngày Rằm tháng Bảy. Nguồn: Youtube
Nguồn gốc của lễ Vu lan báo hiếu được xuất phát từ sự tích của Phật giáo. Theo sách Phật ghi chép lại, Đệ tử đức Phật Thích ca là Mục Kiền Liên - là đệ tử thần thong nhất với nhiều những thuật biến hóa và hoàng pháp tế độ chúng sinh. Thương xót mẹ ở chốn địa ngục phải chịu cảnh đày ải khổ sở, đói khát. Theo lời đức Phật, Ngài đã đem hết của cải trong nhà cũng mời các vị chư tăng mười phương. Được sự giúp đỡ, đồng tâm hiệp lực của các chư tăng lập đàn cầu siêu tế độ giúp cho bà siêu thoát được. Bởi thế cứ hễ đến ngày rằm tháng 7, người dân thường đến chùa chiền tham dự ngày lễ báo hiếu cha mẹ. |
* Bài viết mang tính chất tham khảo