Vụ tai nạn thảm khốc nhất trong lịch sử Hải quân Nga xảy ra ngày 12.8.2000. Khi đó, tàu Kursk lớp Oscar-II số hiệu K-141 đang tập bắn thủy lôi giả vào tàu tuẫn tiễu Pyotr Velikiy lớp Kirov ở biển Barents.
Tàu ngầm Kursk lớp Oscar. Ảnh: AP.
Trong khi Kursk đang chuẩn bị phóng thủy lôi thì xảy ra một vụ nổ. Theo một báo cáo đáng tin cậy, vụ nổ là của một trong những ngư lôi dùng hydro peroxit trên tàu Kursk, tạo ra một đám cháy với nhiệt độ lên tới ước tính 2.700 độ C. Vụ nổ thứ hai xảy ra ngay sau đó chỉ 135 giây, tương đương với 3-7 tấn TNT.
Sau hai vụ nổ, 23 thủy thủ từ khoang số 6 tới số 9 vẫn sống và tập trung tại khoang số 9. Tuy nhiên, mọi nỗ lực tìm đường sống của họ đều thất bại vì áp suất trong các khoang thời điểm đó như nhau. Tàu đã chìm xuống độ sâu 108m sau 2 vụ nổ.
Sau khi mất hết kết nối với tàu, lúc 18h30 ngày 13.8, Thủ tướng Nga điều động các lực lượng tới ứng cứu nhưng chiến dịch gặp trở ngại do thời tiết quá xấu. Sau đó, Moscow đề nghị Anh và Na Uy giúp đỡ.
Một tuần sau tai nạn, đội cứu hộ có thể tiếp cận bên trong tàu nhưng không ai trên tàu còn sống. Sau khi tàu được trục vớt, xác các nạn nhân được đem đi an táng. Một số bị cháy xém không thể nhận dạng.
Xác tàu được trục vớt. Ảnh: War History.
Xác tàu được trục vớt. Ảnh: War History.
Xác tàu được trục vớt. Ảnh: War History.
Xác tàu được trục vớt. Ảnh: War History.
Kursk được đặt theo tên thành phố Kursk của Nga, nơi từng chứng kiến trận đấu xe tăng lớn nhất trong lịch sử quân sự - Trận Kursk - năm 1943.
Là một phần của Hạm đội Biển bắc Nga, Kursk là con tàu ngầm tấn công lớn nhất từng được chế tạo và là một trong những tàu ngầm hiện đại nhất lúc bấy giờ. Tàu được trang bị 24 tên lửa Granit siêu âm diệt hạm, 24 tên lửa chống ngầm và ngư lôi, 6 máy phóng ngư lôi chống ngầm hoặc tên lửa diệt hạm tầm ngắn.
Kursk có thể hoạt động độc lập 120 ngày. Khi tai nạn xảy ra, tàu không mang vũ khí hạt nhân.