Mặc dù được phê duyệt sử dụng ở 160 quốc gia trên thế giới trong các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và làm vườn trong suốt 40 năm qua, thuốc trừ cỏ glyphosate lại đang bị Cơ quan Nghiên cứu ung thư quốc tế (IARC) và một trong những chiến dịch quảng cáo tuyển dụng “nguyên đơn” để thành lập các phiên tòa kiện tụng lùm xùm nhất trong lịch sử ngành nông nghiệp.
Thông tin từ tổ chức IARC
Năm 2015, IARC đưa ra kết luận rằng glyphosate có thể có khả năng gây ung thư ở người (phân loại vào nhóm 2A, cùng với các sản phẩm như thịt đỏ, thức ăn chiên rán ở nhiệt độ cao, đồ uống nóng và công nhân làm việc ca đêm). Phân loại này của IARC không những trái ngược với kết luận với ba cơ quan khác thuộc WHO có chức năng về đánh giá an toàn thuốc bảo vệ thực vật, mà còn mâu thuẫn với hàng loạt các đánh giá của các tổ chức khoa học và cơ quan pháp chế toàn cầu.
Thuốc trừ cò glyphosate.
Sau đó, chính IARC cũng thừa nhận phân loại của họ có thể dẫn đến những hiểu nhầm: “Đánh giá của IARC chỉ đánh giá mối nguy hại tiềm tàng (hazard) chứ không đánh giá mức độ rủi ro của mối nguy hại tiềm tàng đó trong những tình huống cụ thể ở các mức độ phơi nhiễm khác nhau. Sự khác biệt giữa mối nguy hại tiềm tàng và rủi ro là rất quan trọng.”
Tuy nhiên, kể từ khi báo cáo này ra đời đã tạo đà cho các chiến dịch truyền thông chống glyphosate dưới danh nghĩa “trích từ phân loại của Tổ chức Y tế Thế giới” cũng như các vụ kiện tụng kéo dài và lùm xùm nhất trong lịch sử ngành nông nghiệp.
Các cơ quan pháp chế trên toàn cầu và hơn 800 nghiên cứu về glyphosate
Trái ngược với kết luận của IARC, ba cơ quan khác thuộc WHO bao gồm: Cơ quan Đánh giá chủ lực của WHO, Cơ quan Hướng dẫn về Chất lượng Nước uống và Cơ quan Quốc tế về An toàn Hóa chất đều thống nhất rằng glyphosate không phải chất gây ung thư và không có rủi ro đối với sức khỏe con người. Quan trọng hơn, cả ba cơ quan này đều dựa trên nguyên tắc đánh giá rủi ro sản phẩm chứ không phải đánh giá trên cơ sở mối nguy hại tiềm tàng như IARC.
Sau IARC, Cơ quan An toàn thực phẩm châu Âu cũng đưa ra kết luận rằng glyphosate “không có khả năng gây ung thư cho con người”, và nêu rõ họ sự khác biệt trong kết luận của mình với IARC là “đã đánh giá nhiều dữ liệu hơn IARC và bao gồm cả những nghiên cứu quan trọng mà IARC đã bỏ qua trong quá trình đánh giá”.
Thực tế kể từ khi IARC đưa ra phân loại, các tổ chức, cơ quan pháp chế của FAO, WHO, Châu Âu, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ đều tái khẳng định rằng glyphosate không gây ung thư. Thêm vào đó, năm 2016, Nhóm làm việc chung của FAO/WHO về dư lượng Thuốc Bảo vệ thực vật (JMPR) cũng đưa ra kết luận rằng glyphosate không tiềm ẩn bất cứ rủi ro gây ung thư nào đối với con người.
Gần đây nhất, vào tháng 5 năm 2018, kết quả nghiên cứu của Viện Nghiên cứu Ung thư quốc gia Hoa Kỳ kéo dài qua rất nhiều năm trên số lượng lớn hơn 50 nghìn đối tượng đã từng phơi nhiễm với glyphosate đã kết luận không tìm thấy mối liên hệ có ý nghĩa thống kê giữa việc sử dụng glyphosate và căn bệnh ung thư lympho không Hodgkin (NHL).
Vụ kiện glyphosate gây ung thư của Tòa án tại bang California
Các luật sư cơ hội đã nhân báo cáo sai lệch của IARC chạy các quảng cáo tuyển mộ bị đơn cho các vụ kiện chống Monsanto. Trước đó, không có bất kỳ đơn kiện nào liên quan tới glyphosate cho tới khi báo cáo IARC đưa ra. Theo như điều tra từ tờ Times of London, các luật sư tranh tụng đã trả 160 nghìn đô la Mỹ cho một người liên quan tới đánh giá của IARC. Theo như bài báo điều tra từ Reuters, tổ chức IARC đã lược bỏ các kết luận “glyphosate không gây ung thư” ra khỏi báo cáo của mình.
Đây cũng chính là khởi nguồn của phiên tòa ông Dwayne Johnson kiện hoạt chất glyphosate của tập đoàn Monsanto gây ung thư và dẫn đến phán quyết phạt tập đoàn Monsanto 289 triệu đô vào ngày 10.8 vừa qua. Với hơn 800 báo cáo khoa học ủng hộ quan điểm rằng glyphosate không phải hoạt chất gây ung thư, quan điểm của bồi thẩm đoàn không nhất quán với hầu hết các kết luận khoa học.
Trước đó, theo Zing.vn: Sau 3 ngày họp, bồi thẩm đoàn tại Tòa cấp cao San Francisco ngày 10.8 kết luận Monsanto đã không cảnh báo khách hàng về rủi ro ung thư khi sử dụng những loại thuốc diệt cỏ của hãng.
Tòa San Francisco yêu cầu công ty hóa chất Mỹ bồi thường cho nguyên đơn Dewayne Johnson, 46 tuổi, chuyên viên vệ sinh tại một ngôi trường tại California, tổng số tiền 289 triệu USD.
Ông khởi kiện vào năm 2016. Trước khi được phát hiện ung thư hạch bạch huyết, ông Johnson từng xử dụng 2 loại thuốc diệt cỏ của Monsanto là Roundup và Ranger Pro trung bình 30 lần/năm.
Vụ kiện được đẩy nhanh tiến độ xét xử vì bệnh tình của ông ngày một nghiêm trọng. Các bác sĩ chuẩn đoán ông không thể sống qua năm 2020.
Đây là vụ kiện đầu tiên có liên quan đến cáo buộc thuốc diệt cỏ mang hợp chất glyposate gây ung thư được tòa án Mỹ đưa ra xét xử. Monsanto còn hơn 5.000 vụ kiện tương tự phải xử lý.
Phản ứng trước phán quyết ngày 10.8, công ty hóa chất vừa gia nhập "đại gia đình" Bayern AG của Đức cho rằng hợp chất glyphosate là chất diệt cỏ được sử dụng phổ biến nhất thế giới và đã được chứng minh về mức độ an toàn.
Về vấn đề này, phát ngôn viên tập đoàn Monsanto chia sẻ “Chúng tôi xin bày tỏ sự đồng cảm tới ông Johnson và gia đình. Tuy nhiên phán quyết ngày hôm nay không thay đổi thực tế rằng hơn 800 nghiên cứu và phản biện khoa học – cũng như các kết luận từ các tổ chức khoa học và cơ quan pháp chế như FAO, WHO, Châu Âu, Đức, Hàn Quốc, Nhật Bản, Úc, New Zealand, Canada và Hoa Kỳ khẳng định rằng glyphosate không phải hoạt chất gây ung thư và không phải là nguyên nhân dẫn đến căn bệnh ung thư của ông Johnson. Chúng tôi sẽ tiếp tục kháng cáo và bảo vệ sản phẩm này – sản phẩn với lịch sử hơn 40 năm sử dụng an toàn và vẫn sẽ tiếp tục là một công cụ thiết yếu, hiệu quả và an toàn cho nông dân cũng như người tiêu dùng trên toàn thế giới.” |