Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế
Liên quan đến sự việc có 42 người ở xã Kim Thượng, Tân Sơn, Phú Thọ dương tính với virus HIV, nhiều người hoang mang và đặt câu hỏi, vì sao trong một xã vùng sâu, ít nhân khẩu mà lại có nhiều người mắc đến vậy?
Ông Hoàng Đình Cảnh, Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS – Bộ Y tế cho rằng, 42 người mắc HIV chỉ trong một xã Kim Thượng (Tân Sơn, Phú Thọ) là cao nhưng chưa bất thường, song vấn đề dịch tễ, đường lây HIV ở đây rất đặc biệt…
Giữa năm 2018 có 1 người bệnh trong xã Kim Thượng tử vong do HIV khi điều trị tại bệnh viện. Do đó, tỉnh Phú Thọ đã tổ chức về điều tra, nghiên cứu chuyên biệt, cử đoàn về Kim Thượng khảo sát, lấy 490 mẫu máu của những người dân địa phương để xét nghiệm và phát hiện được 42 ca dương tính với HIV.
“Đây không phải là “tự nhiên” hay nhiều người dân xã Kim Thượng “bỗng dưng” nhiễm HIV như thông tin phản ánh mà là sự vào cuộc giám sát chuyên biệt của cơ quan chức năng tỉnh Phú Thọ trên cơ sở phát hiện bất thường từ giám sát”, ông Cảnh cho hay.
Ông Cảnh cho rằng, về mặt số lượng, 42 người trong xã Kim Thượng có số lượng người nhiễm HIV cao, nằm trong nhóm xã có số mắc cao, nhưng chưa phải đặc biệt. Cả nước vẫn có một số xã có tỷ lệ người nhiễm HIV cao hơn xã Kim Thượng.
Một người bố có con 18 tháng tuổi "bỗng dưng" nhiễm HIV.
Trước câu hỏi, tình hình người mắc HIV ở địa phương này có gì bất thường hay không, ông Cảnh khẳng định: "Về mặt dịch tễ, đúng là có khá nhiều vấn đề cần phải chú ý, chúng tôi đang đề nghị Viện Vệ sinh dịch tễ Trung ương nghiên cứu để báo cáo rõ thêm.
Chẳng hạn: Người nhiễm HIV ở Kim Thượng chiếm phần lớn là phụ nữ (26/42), trong chung cả nước thì tỷ lệ phụ nữ nhiễm HIV chiếm 1/3 tổng số ca. Hơn nữa, độ tuổi của những bệnh nhân nhiễm HIV ở xã này cũng khá lạ, có nhiều cháu còn rất nhỏ (18 tháng), ngược lại có cụ 80 tuổi cũng mắc bệnh.
Cháu bé 18 tháng tuổi nhiễm HIV dù mẹ bé không hề nhiễm, chứng tỏ nhiễm qua đường máu. Cạnh nhà cháu bé có 2 vợ chồng bị nhiễm HIV, bị bệnh vảy nến nhưng không biết mình nhiễm.
Có người nhiễm HIV, khi Bộ Y tế tiếp cận, họ tự cho rằng có thể họ bị nhiễm HIV trong thời gian đi làm dưới Hà Nội. Một người khác khẳng định không phải nhiễm HIV do tiêm, truyền từ nhà một y sĩ trên địa bàn như đồn thổi…
Tóm lại, bức tranh chung thì Kim Thượng là một xã có số mắc HIV cao, là một ổ dịch tiềm tàng và điều này là cảnh báo cho cộng đồng, các xã khác.
Điều nguy hiểm nhất với dịch HIV là có bệnh nhân, có dịch mà không biết, khi đã không biết có người mắc bệnh thì nó sẽ lây lan rất mạnh".
Phó Cục trưởng Cục Phòng chống HIV/AIDS cũng khẳng định: "42 người bệnh ở Kim Thượng nhiễm HIV qua con đường nào, từ bao giờ, rất khó để xác định. Thông tin về việc họ có thể bị lây nhiễm do dùng chung bơm kim tiêm ở nhà một y sĩ địa phương, cũng không loại trừ trường hợp “tát nước theo mưa” để vu tội cho một người nào đó.
Chúng tôi chỉ có thể khẳng định, hiện chưa có cơ sở để khẳng định có hay không việc lây truyền HIV qua đường sử dụng chung dịch vụ y tế mà phải chờ điều tra, nghiên cứu".
“Tôi làm nghề thu mua đồng nát, thường xuyên đến nhà "bác sĩ Th" để mua lại những vật dụng y tế đã dùng. Cứ...