Dân Việt

Sẽ có nhiều giống lúa chịu mặn thích ứng biến đổi khí hậu

Hữu Quang 30/08/2018 19:06 GMT+7
Hiện, Viện Lúa Đồng bằng sông Cửu Long đang có rất nhiều nghiên cứu, đặc biệt là ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn tạo các giống lúa. Chính vì vậy, thời gian tới chúng ta sẽ có nhiều giống lúa chống chịu mặn, phù hợp với tác động của biến đổi khí hậu.

Đó là chia sẻ của ông Dương Hoa Xô, Phó Giám đốc Sở NNPTNT kiêm Giám đốc Trung tâm Công nghệ sinh học TP.HCM bên lề Hội thảo khoa học quốc tế lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp năm 2018, diễn ra tại Trường Đại học Mở Thành phố Hồ Chí Minh mới đây.

Hội thảo có sự tham gia của các học giả trong và ngoài nước, như: Trung tâm Biotec Thái Lan, University of Malya – Malaysia, Trường Đại học Nông Lâm Tp.HCM. Chủ đề trình bày tại Hội thảo là các nội dung đang nhận được sự quan tâm trong lĩnh vực Công nghệ Sinh học Nông nghiệp như: Ứng dụng của marker phân tử trong chọn tạo giống cây trồng, sử dụng thiên địch trong phòng trừ sinh học sâu hại và ứng dụng kỹ thuật DNA mã vạch trong hỗ trợ định danh côn trùng, phương pháp chuẩn đoán nhanh vi sinh vật gây hại…

Đặc biệt, trong Hội thảo cũng trình bày về Cơ chế chống chịu mặn của cây trồng. Đây là chủ đề khá nóng, được nhiều nhà Quản lý và các nhà khoa học quan tâm do tình trạng xâm nhập mặn dưới tác động của biến đổi khí hậu ngày càng có xu hướng tăng lên.

img

Đại biểu tham dự Hội thảo Hội thảo khoa học quốc tế lĩnh vực công nghệ sinh học nông nghiệp năm 2018. Ảnh: HQ

Trao đổi với NTNN, ông Dương Hoa Xô cho biết: “Đây là một Hội thảo rất có ý nghĩa, các báo cáo tham gia đề cập đến các chủ đề khá hay. Ví dụ như Báo cáo về cơ chế chống chịu mặn của cây trồng là một chủ đề mà các nhà khoa học trong nước cũng đang rất cần”.

Cũng tại Hội thảo, PGS.Ts. Nguyễn Minh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Mở Thành Phố Hồ Chí Minh, Trưởng Khoa Công nghệ Sinh học cho biết: “Ngành Công nghệ Sinh học ở Việt Nam đã đặt nền móng cho sự phát triển của nông nghiệp., với sự quan tâm của nhà nước, các Viện nghiên cứu và các cơ sở giáo dục, chúng tôi hiểu được tầm quan trọng của lĩnh vực này và Việt Nam cũng đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ”.

img

PGS.TS Nguyễn Minh Hà, Phó Hiệu trưởng Trường ĐH Mở Thành Phố Hồ Chí Minh phát biểu khai mạc Hội thảo. Ảnh: HQ

Tuy nhiên, theo Ts. Hà mặc dù Việt Nam đã có những bước tiến nhanh trong những năm gần đây trong lĩnh vực này, xong một thực tế là chúng ta vẫn còn đi sau các nước phát triển. Do đó, Hội thảo chính là cơ hội để các học giả, nhà khoa học có cơ hội gặp gỡ, chia sẻ và kết nối cùng nhau. Đồng thời cũng là dịp để các cơ quan, tổ chức, cá nhân đang hoạt động và học tập trong lĩnh vực Công nghệ sinh học có thể cùng phân tích, thảo luận về những thách thức và hướng đi tiềm năng hỗ trợ cho các hoạt động chuyên môn.

Giảm phụ thuộc nhập khẩu: Đột phá từ công nghệ sinh học

Giảm phụ thuộc nhập khẩu: Đột phá từ công nghệ sinh học

Là một nước nông nghiệp, thế nhưng mỗi năm nước ta vẫn phải chi hàng tỷ USD để nhập khẩu ngô.