Trúng mùa na VietGAP
Thời điểm này, các vườn na tại thị xã Chí Linh bước vào đúng vụ thu hoạch na chính vụ, người dân trồng na ai ai cũng bận rộn cắt tỉa, phân loại rồi đóng thùng bán cho khách hàng và thương lái.
Anh Phùng Đình Thời- chủ vườn na ở thôn Tân Tiến, xã Hoàng Tiến cho biết: “Năm nay, đa số các hộ trồng na ở trong thôn, trong xã tiếp tục được mùa. Thời tiết tuy không thuận lợi nhưng do nhiều hộ có kinh nghiệm, kỹ thuật về chăm sóc na nên vẫn cho năng suất cao. Nhà tôi có 1ha na, năm nay ước thu hoạch được 13 tấn quả”.
Theo anh Thời, giá na năm nay ổn định như năm ngoái, đầu vụ giá từ 35.000 – 40.000 đồng/kg, hiện tại chính vụ giá từ 20.000 – 25.000 đồng/kg. Với mức giá này, vụ na năm nay anh Thời ước thu được hơn 200 triệu đồng, trừ chi phí lãi 100 triệu đồng.
Anh Nguyễn Huy Tưởng - cán bộ kỹ thuật Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao hướng dẫn kỹ thuật thâm canh cây na cho cán bộ, hội viên nông dân thị xã Chí Linh (Hải Dương). Ảnh: TH
"Tháng 8 vừa qua, Hội ND thị xã Chí Linh đã phối hợp với Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao tổ chức tập huấn kỹ thuật thâm canh cây na cho hơn 60 hộ dân trên địa bàn thị xã. Đây là cơ sở để xây dựng mô hình sản xuất na hàng hóa theo chuỗi giá trị trên địa bàn thị xã Chí Linh”. Anh Đoàn Hồng Đức - |
Ông Đặng Văn Tuyên-Phó Chủ tịch UBND xã Hoàng Tiến cho biết: Xã Hoàng Tiến có hơn 200ha na, trong đó các thôn Tân Tiến, Ngũ Đài, Vàng Gián, Phục Thiện đã xây dựng được vùng chuyên canh na VietGAP tập trung. Những năm trước đây, khi diện tích na còn chưa nhiều, giá na khá cao, đầu vụ tầm 50.000 – 60.000 đồng/kg, chính vụ cũng từ 30.000 – 40.000 đồng/kg thì thu nhập của những hộ trồng na còn cao hơn. Nhiều hộ sau khi trừ chi phí lãi 200 – 300 triệu đồng/vụ là bình thường.
Đáng chú ý, không chỉ trồng cây ăn na theo quy trình VietGAP, bà con nông dân trên địa bàn thị xã Chí Linh còn biết áp dụng các kỹ thuật tiến bộ trong canh tác để nâng cao năng suất, chất lượng quả và kéo dài thời gian thu hoạch na.
Trao đổi với chúng tôi, anh Nguyễn Văn Tưởng, ở khu dân cư Hố Gồm, phường Bến Tắm cho biết: “Hiện gia đình tôi có 1ha na dai được trên 10 năm tuổi, đây là giai đoạn sung mãn nhất của cây na nên phải được bón phân đầy đủ. Trước đây tôi sử dụng nhiều loại phân bón của các công ty khác nhau, nhưng từ năm 2014, qua “kênh” Hội Nông dân cung ứng, lần đầu tiên tôi sử dụng phân bón NPK Lâm Thao và được tập huấn bón đúng theo quy trình kỹ thuật. Thấy phân NPK Lâm Thao cho hiệu quả cao nên tôi tin dùng từ đó đến bây giờ”.
Theo anh Tưởng, bón phân Lâm Thao, cây na dai sinh trưởng và phát triển tốt, lá có màu xanh đậm, quả na to hơn nên năng suất quả đạt 20-30kg/cây. Từ trồng na, gia đình anh Tưởng có thu nhập cả trăm triệu đồng.
Phát triển thương hiệu na Chí Linh
Cây na dai đã trở thành một trong những cây trồng chủ lực của thị xã Chí Linh (tỉnh Hải Dương), mang lại nguồn thu nhập chính cho nông dân nơi đây. Theo báo cáo Phòng Kinh tế thị xã Chí Linh, năm 2018, toàn thị xã có trên 700ha na được trồng tại các vùng chuyên canh tập trung thuộc các xã Hoàng Tiến, Tân Tiến, Hoàng Hoa Thám, Vàng Gián, Ngũ Đài, Phục Thiện, Bắc An... và phường Bến Tắm.
Trong đó, 2 địa phương có nhiều diện tích trồng na nhiều nhất là xã Hoàng Tiến với trên 200ha và phường Bến Tắm với diện tích xấp xỉ 200ha. Số hộ trồng na với diện tích từ 0,5 ha trở lên có trên 200 hộ.
Na Chí Linh có chất lượng tốt nhờ được bón phân Lâm Thao.
Năng suất bình quân na trên địa bàn thị xã Chí Linh đạt từ 10 -12 tấn/ha, chăm sóc tốt có thể đạt từ 13 - 16 tấn/ha. Tổng sản lượng na dai của thị xã đạt từ 9.000 - 10.000 tấn. Na Chí Linh hợp với thổ nhưỡng và khí hậu nên cho năng suất và chất lượng ổn định. Các hộ trồng na cho thu nhập cao hơn nhiều so với các cây trồng khác, góp phần không nhỏ tạo việc làm, tăng thu nhập cho người dân.
Anh Đoàn Hồng Đức- Phó Chủ tịch Hội ND thị xã Chí Linh cho biết: Để hỗ trợ người trồng na phát triển thế mạnh địa phương, cuối năm 2015, Hội ND thị xã Chí Linh làm hồ sơ đăng ký bảo hộ nhãn hiệu tập thể na Chí Linh và cuối năm 2016 đã được Cục Sở hữu trí tuệ công nhận và cấp giấy chứng nhận nhãn hiệu tập thể na Chí Linh.
Đặc biệt, Hội ND đã tích cực phối hợp với các doanh nghiệp uy tín như Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao thực hiện cung ứng hàng chục nghìn tấn phân bón Lâm Thao theo hình thức trả chậm (trong 6 tháng không tính lãi), xây dựng các mô hình trình diễn điểm, tổ chức hướng dẫn, tập huấn KHKT cho người trồng na…
Kỹ thuật bón phân Lâm Thao cho cây na Theo kỹ sư Phạm Đức Thành - Phó Trưởng phòng Kinh doanh Công ty CP Supe Phốt phát và Hóa chất Lâm Thao, để cây na cho năng suất, hiệu quả kinh tế cao, bà con cần bón phân đúng quy trình kỹ thuật, đảm bảo yêu cầu dinh dưỡng, cụ thể như sau: Đức Thịnh (ghi) |