1. Chuyện nhà vua dạo chơi cung trăng vào Rằm tháng Tám
Đó là câu chuyện lưu truyền răng Tết Trung thu xuất phát từ Trung Quốc. Chuyện kể rằng vua Đường Minh Hoàng (713-741 Tây Lịch) dạo chơi vườn Ngự Uyển vào đêm Rằm tháng 8 âm lịch. Nhà vua đã được một đạo sĩ đưa lên cung trăng thưởng thức tiên cảnh.
Với những tiếng đàn tiếng nhạc du dương cùng các tiên nữ thiết tha xiêm y múa hát, sự hòa quyện giữa âm thanh, ánh sang diệu huyền nhà vua đã quên mất trời gần sáng. Khi trở về hoàn cung nhà vua vẫn còn vấn vương tiên cảnh nên đã cho chế ra Khúc Nghê Thường Vũ Y và cứ đến đêm rằm tháng 8 lại ra lệnh cho dân gian tổ chức rước đèn và bày tiệc ăn mừng.
Kể từ đó, việc tổ chức rước đèn và bày tiệc trong ngày rằm tháng Tám đã trở thành phong tục của dân gian.
2. Sự tích chị Hằng Nga
Đây là một câu chuyện đẹp về tình yêu của Hằng Nga và Hậu Nghệ. Chuyện kể rằng vào thời xưa rất xa xưa có một cô gái tên là Hằng Nga vô cùng xinh đẹp mà tính tình cũng rất đỗi hiền dịu. Nàng là vợ của anh hùng cái thế Hậu Nghệ- người có tài thiện xạ tuyệt đỉnh đã bắn rớt chín ông mặt trời để cứu tất cả mọi người thoát khỏi nạn hỏa thiêu.
Chị Hằng Nga trở thành một hình tượng trong lòng các bạn nhỏ, đặc biệt là vào dịp Trung thu. Ảnh minh hoa I.T
Hậu Nghệ gặp được Vương Mẫu nương nương ban tặng một viên thần dược trường sinh bất tử, nếu uống vào chàng sẽ được thành tiên và bay thẳng về trời. Tuy nhiên, vì tình cảm quyến luyến với Hằng Nga và không muốn vợ chồng chia cắt chàng đã mang viên linh dược về nhà đưa cho vợ cất giữ.
Hậu Nghệ có rất nhiều đệ tử đến xin tầm sư học đạo. Và Bồng Mông là một trong những đệ tử của Hậu Nghệ. Người này vốn có tâm địa gian ác, trong một lần Hậu Nghệ đi săn, hắn giả ốm để ở lại thực hiện mưu đồ cướp vật báu.
Ngay khi chàng vừa đi khỏi thì Bồng Mông lập tức mang bảo kiếm uy hiếp Hằng Nga bắt nàng phải giao thần dược. Hằng Nga không thể giao thần dược cho kẻ gian ác, bất đắc dĩ nàng liền uống viên thần dược. Kỳ diệu thay, người nàng trở nên nhẹ bẫng, không chút trọng lực. Nàng từ từ theo gió bay lên trời.
Vì tình yêu sâu nặng với Hậu Nghệ nên nàng đã neo lại cung trăng là nơi gần nhất với thế giới của con người để ngày ngày được nhìn xuống dương thế trong nỗi nhớ thương chàng Hậu Nghệ.
Khi trở về biết chuyện, Hậu Nghệ vô cùng thương nhớ Hằng Nga, chàng ngước lên trời để gọi tên vợ thì bỗng nhận thấy ông trăng đêm nay sáng, đẹp hơn ngày thường nhìn thấy gương mặt người vợ hiền của mình trên đó.
Chàng cùng người dân lập hương án để tế Hằng Nga. Và nghi thức đó dần dần trở thành phong tục quen thuộc, không thể thiếu trong những ngày trung thu hằng năm của người Việt.
3. Sự tích chú Cuội
Theo sự tích, Cuội là một chàng trai mồ côi, thông minh, tốt bụng làm nghề đốn củi. Một lần vào rừng cuội phát hiện ra gốc đa lớn có thể chữa được bệnh. Cuội đã mang câu đa về trông gần nhà và mang những chiếc lá đi cứu chữa người bệnh trong làng.
Chú Cuội bay lên cung trăng cùng với cây đa thần. Ảnh minh họa I.T
Song vợ Cuội lại mắc bệnh đãng trí và quên mất lời chồng dặ rằng khi chăm sóc cây không được tưới nước bẩn lên cây nếu không cây sẽ biến mất. Để rồi khi Cuội đi làm vợ đã ra chỗ gốc cây và tiểu lên đó.
Khi Cuội trở về thì thấy cây đa thần đang từ từ nhổ rễ bung lên khỏi mặt đất, Cuội đã cố gắng bổ chiếc rìu vào rễ cây hòng giữ cây ở lại nhưng bất lực. Cứ thế Cuội và cây đa bay thẳng lên cung trăng.
Ngày nay, vào những ngày Rằm trăng sang mỗi khi ngước nhìn lên trăng chúng ta cũng có thể thấy được nhìn ảnh bóng tối xen lẫn vào trên trăng và theo dân gian đó là hình ảnh cây đa và chú Cuội đang ngồi nhìn xuống trần gian.
4. Sự tích rước đèn Trung thu
Chuyện kể rằng ở một làng nọ có một cậu bé tên là Cuội. Cuội thông minh, tốt bụng và rất hay giúp đỡ bạn bè nên được các bạn yêu quý. Và trong lúc mải chơi một bạn đã bị đuối nước, đang chăn trâu thổi sáo Cuội đã nghe thấy tiếng kêu cứu của bạn bè, không ngần ngại nguy hiểm, Cuội đã nhảy xuống cứu giúp bạn lên bờ. Thế nhưng, Cuội mãi không trở về với bạn. Cuội được lên cung trăng từ đó.
Hình ảnh Cuội tốt bụng vẫn mãi vấn vương không quên trong tâm trí của những người bạn. Thấu hiểu được tình bạn đẹp giữa Cuội và những người bạn ở trần gian cô tiên đã giúp cho các bạn nhỏ được gặp lại Cuội. Đó là cứ vào ngày Rằm tháng Tám hàng năm - ngày trăng tròn và đẹp nhất hãy rước đèn ông sao để Cuội có thể thấy được các bạn nhỏ ở trần gian.
Vào dịp Trung thu, các bạn nhỏ tổ chức rước đèn. Ảnh minh họa I.T
Không những thế, các bạn nhỏ còn còn tạo ra các loại đèn hình con cá, con thỏ… để nhớ về những lần chơi đùa bắt cá, bắt thỏ … cùng nhau.
Và từ đó, cứ vào rằm tháng Tám hàng năm các bạn nhỏ lại cùng nhau quây quần làm đèn, rước đèn đêm trăng trung thu để nhớ về Cuội.
Cách làm bánh trung thu. Nguồn Feddy
TẾT TRUNG THU TRONG TRUYỀN THỐNG DÂN TỘC VIỆT Tết Trung thu được xem là một trong những ngày lễ quan trọng trong truyền thống dân tộc Việt Nam. Tết Trung thu được bắt nguồn từ văn minh lúa nước của người Việt. Đến nay, kho tàng cổ tích dân tộc có rất nhiều sự tích, truyền thuyết lưu truyền trong dân gian xung quanh nguồn gốc của ngày Tết Trung thu như: Sự tích về chú Cuội lên cung trăng; Sự tích chị Hằng Nga; Sự tích về người mẹ hi sinh đôi mắt của mình để thành ánh trăng soi sáng cho con…. Vì thế, cứ vào ngày Rằm tháng Tám âm lịch hàng trẻ em trên khắp cả nước lại háo hức với những phần quà đồ chơi, bánh kẹo và được tổ chức vui chơi, phá cỗ Tết Trung thu. Và đối với người lớn, đây là dịp để cho ông bà, bố mẹ, anh chị… thể hiện nhiều hơn nữa tình yêu thương đối với con trẻ. Thông thường, chương trình Tết trung thu cho các em thiếu nhi sẽ được tổ chức kéo dài từ ngày 14 - 15.8 âm lịch. Vào tối ngày 14.8 âm lịch, trẻ em sẽ được tập trung tại nhà văn hóa hoặc sân bãi để cùng nhau đi rước đèn và ngày 15.8 âm lịch sẽ là ngày lễ chính. |