Nhóm tác chiến tàu sân bay Mỹ và phi đội oanh tạc cơ B-52 trong cuộc tập trận Valiant Shield 18.
Theo Business Insider, Hải quân Trung Quốc ngày càng cải thiện chất lượng cũng như tăng cường số lượng nhằm tranh giành ảnh hưởng với Mỹ ở vùng biển châu Á – Thái Bình Dương.
Tác giả Alex Lockie nhận định, tốc độ đóng mới tàu chiến của Trung Quốc nhanh đến mức Mỹ không thể bắt kịp. Mối đe dọa từ những tên lửa “sát thủ diệt tàu sân bay” của Trung Quốc là điều mà Mỹ không thể phủ nhận. Trong khi đó, hạm đội Mỹ đang ngày càng già nua và lạc hậu.
Một số đồng minh Mỹ đã đặt câu hỏi về việc liệu Washington có thể bảo vệ đồng minh trước sự trỗi dậy của Bắc Kinh. Nhưng Trung Quốc hiện chỉ chiếm ưu thế trên lý thuyết, còn thực tế lại là chuyện khác.
Cuộc tập trận Valiant Shield 18 diễn ra tại quần đảo Marianas và đảo Guam trong 7 ngày, từ 16-23.9 với sự tham gia của tàu sân bay USS Ronald Reagan, 15 tàu mặt nước và 160 máy bay các loại, cho thấy những điểm vượt trội của Mỹ so với Trung Quốc.
Cụ thể, Mỹ thường xuyên huấn luyện hiệp đồng tác chiến với nhiều binh chủng trên biển. Còn khả năng tác chiến đồng thời của hải quân, không quân và lực lượng tên lửa Trung Quốc vẫn chưa được kiểm chứng.
Bức ảnh do hải quân Mỹ công bố, cho thấy tàu sân bay USS Ronald Reagan dẫn đầu nhóm tác chiến trong khi trên bầu trời, oanh tạc cơ B-52 dẫn đầu các biên đội tiêm kích hạm F/A-18E/F Super Hornet và máy bay tiếp dầu. Đó là điều mà Trung Quốc cho đến nay vẫn chưa làm được.
Những chiếc B-52 trang bị tên lửa hành trình và tiêm kích F-15 ở Hàn Quốc có thể tấn công từ xa, trước khi nhóm tác chiến tàu sân bay Trung Quốc áp sát. Tiêm kích tàng hình F-35B của Mỹ lại có khả năng vượt qua hệ thống radar, xâm nhập sâu vào lãnh thổ đối phương để tung đòn chí mạng.
Ở trên biển, các tàu khu trục Mỹ đều có khả năng đánh chặn tên lửa đạn đạo, cũng như phóng tên lửa hành trình hỗ trợ tàu sân bay.
Ngược lại, Trung Quốc chỉ có tên lửa mệnh danh là “sát thủ diệt tàu sân bay”, đe dọa Mỹ bằng chiến lược A2/AD (chống xâm nhập, chống tiếp cận). A2/AD là chiến lược của Trung Quốc nhằm ngăn các tàu chiến đối phương xâm nhập vào vùng biển cụ thể. "Khái niệm A2/AD khá tham vọng, nhưng khi triển khai trên thực tế sẽ gặp nhiều vấn đề", đô đốc John Richardson, tham mưu trưởng hải quân Mỹ khẳng định.
Có thể nói, Trung Quốc vẫn còn thiếu kinh nghiệm thực chiến để có thể soán ngôi bá chủ của Mỹ trên biển. Chuẩn Đô đốc hải quân Mỹ Tom Rowden nói: “Một bên chỉ là hổ giấy, trong khi bên kia sẵn sàng chống lại mọi mối đe dọa”.
Hải quân Mỹ hiện nay không ngần ngại điều tàu sân bay chiến đấu ngay trong tầm ngắm tên lửa đạn đạo Trung Quốc, để...