Theo thông tin CTCP Tập đoàn Hoa Sen (HOSE: HSG), chiều ngày 23.9, Tòa nhà Trung tâm thương mại, khách sạn Hoa Sen Yên Bái xảy ra vụ cháy trong khi đơn vị thi công đang triển khai tháo dỡ giàn giáo an toàn lắp ngoài mặt trục.
Tôn Hoa Sen cháy trung tâm thương mại Yên Bái
Liên quan đến vụ Trung tâm Thương mại, khách sạn và tổ chức sự kiện Tôn hoa Sen Yên Bái bị cháy, Công ty Cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, chủ đầu tư của trung tâm thương mại này đã có thông báo chính thức.
Theo đó, 14h20 ngày 23.9, trong khi đơn vị thi công đang triển khai tháo dỡ giàn giáo an toàn lắp ngoài mặt trục của Tòa nhà Trung tâm Thương mại, khách sạn Hoa Sen Yên Bái thì xảy ra vụ cháy.
Mặc dù các đơn vị thi công đã có biện pháp che chắn cẩn thận như do thời tiết gió to làm tàn xửa xỉ gió đá bị thổi vào khi vực tập kết vật tư dễ cháy (xốp chóng nóng) tại tầng 1 tòa nhà, làm bén lửa, gây cháy. Khói bốc cao khoảng 50 m, vượt tầng 15 của tòa nhà này.
Hiện trường vụ cháy
"Ngay khi xảy ra vụ cháy, các đơn vị đã nhanh chóng sử dụng các dụng cụ phóng cháy chữa cháy tại chỗ (bình chữa cháy, cát, nước...) để dập tắt đám chát nhưng do gió to làm cho ngọn lửa bùng phát nhanh, khó kiểm soát. Do đó, các đơn vị thi công tòa nhà đã liên hệ với lực lượng cảnh sát PCCC để triển khai dập lửa. Đúng 14h32, đám cháy được dập tắt hoàn toàn.
Vụ hỏa hoạn được phát hiện sớm, nên không gây thiệt hại về người, vật chất của công ty và không gây ảnh hưởng đến chất lượng và tiến độ công trình này. Riêng đối với đơn vị thi công bị thiệt hại vật chất nhỏ, ước tính khoảng 200 triệu đồng", Hoa Sen cho biết.
Được biết, Trung tâm Thương mại, khách sạn và tổ chức sự kiện Tôn Hoa Sen được khởi công xây dựng ngày 19.5.2016, vị trí giữa trung tâm TP Yên Bái, diện tích 1,5 ha, với tổng vốn đầu tư dự án khoảng 1.200 tỷ, tổng diện tích sàn 74.410 m2.
Đây là khu tổ hợp Trung tâm thương mại lớn nhất và cao nhất ở TP Yên Bái. Dự án hoàn thiện phần thô và đang lắp đặt thiết bị bên trong, dự kiến quý I.2019 đưa vào hoạt động.
Mặc dù không có thiệt hại lớn về người và tài sản, nhưng vụ cháy xảy ra cho thấy vận đen đang đeo bám đại gia Lê Phước Vũ, chủ tịch HĐQT Tập đoàn Hoa Sen. Năm 2018 chứng kiến sự ngập ngụa trong nợ nần của "vua tôn hoa sen".
“Ông vua tôn mạ” ngập trong nợ
Theo thống kê, tính đến 30.6, vay và nợ thuê tài chính (cả ngắn hạn và dài hạn) của HSG đã đạt đến con số xấp xỉ 16.000 tỷ đồng (tăng 34% so với đầu năm và tăng 46,7% so với cùng kỳ). Mặc dù nợ ngắn hạn đã giảm so với mức đỉnh điểm 13.900 tỷ đồng (cuối quý I.2018), nhưng với tỷ lệ nợ/vốn chủ sở hữu đạt mức kỷ lục gần 3,1 lần như hiện tại đang khiến nhà đầu tư cực kỳ lo ngại bởi khi sử dụng đòn bẩy quá lớn, chi phí tài chính của HSG cũng tăng chóng mặt. Thống kê cho thấy, chi phí lãi vay của HSG 9 tháng đầu năm của HSG đã lên đến 577 tỷ đồng (tăng 75%).
Nợ vay trở thành bài toán khó với công ty của ông Lê Phước Vũ trong những năm gần đây. Việc sử dụng đòn bẩy tài chính luôn là con dao hai lưỡi. Hoa Sen có thể tăng trưởng rất nhanh nếu tỷ suất sinh lời trên vốn cao hơn lãi vay ngân hàng, nhưng nếu ngược lại, công ty này sẽ bị ăn mòn lợi nhuận.
Nợ không ngừng tăng lên khiến chi phí lãi vay ngân hàng trong quý III cao hơn khoảng 250 tỷ đồng so với cùng kỳ năm trước. Bình quân mỗi ngày công ty phải trả khoảng 2 tỷ đồng cho khoản mục này.
Trong khi đó, áp lực cạnh tranh, thị phần và tăng các khoản chi phí khiến doanh thu của Hoa Sen có tăng, nhưng lợi nhuận chỉ một chiều đi xuống. Sau 9 tháng đầu năm theo niên độ tài chính, Hoa Sen ghi nhận doanh thu tăng gần 35% lên mức 25.870 tỷ đồng nhưng lợi nhuận lại giảm quá nửa chỉ còn 512 tỷ đồng.
Đặc biệt, khi tỷ giá, lãi suất đã qua vùng đáy có thể sẽ đẩy Hoa Sen lâm vào “vòng xoáy” nợ nần bởi có đến khoảng 70% nợ vay của HSG là ngắn hạn, mà doanh nghiệp này vẫn đang tiếp tục đổ vốn vào mở rộng đầu tư, xây nhà máy ở Nghệ An, Hà Nam, Bình Định,... vươn sang các lĩnh vực khách sạn, nhà hàng, căn hộ cao cấp.
Còn theo báo cáo tài chính quý III, niên độ 2017-2018 của Công ty cổ phần Tập đoàn Hoa Sen, cho thấy doanh thu của tập đoàn tăng mạnh 42%, lên hơn 10.350 tỷ đồng. Tuy nhiên, lãi vay ngân hàng cũng tăng gần 40%, lên 190 tỷ đồng, chi phí bán hàng lên tới 505 tỷ đồng.
Đáng chú ý, báo cáo thể hiện tình hình vay nợ ngày một gia tăng, gây sức ép tiêu cực đến tăng trưởng của tập đoàn đại gia tôn Lê Phước Vũ. Tính đến hết quý III niên độ 2017 – 2018 (từ 1.4.2018 đến 30.6.2018), nợ phải trả của Tập đoàn Hoa Sen là 18.385 tỷ đồng. Trong niên độ này, Hoa Sen phát sinh 6 khoản vay mới, trong đó khoản vay 1.120 tỷ đồng của BIDV có giá trị lớn nhất. Dù cũng tất toán 8 khoản nợ, tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu của Hoa Sen vẫn lên mức kỷ lục là 3,02 lần.
Tình hình vay nợ của Hoa Sen đã được nhà đầu tư cảnh báo từ các năm tài chính trước đó. Dấu hiệu lao dốc về lợi nhuận được nhiều chuyên gia đánh giá là vì gia tăng nợ vay để củng cố thị phần, khiến cho tỷ suất của Hoa Sen không thể duy trì như trước. Giá cổ phiếu của doanh nghiệp cũng ngày một sụt giảm, nhà đầu tư liên tiếp thoái vốn.
Và cho tới thời điểm hiện tại, tập đoàn Tôn Hoa Sen sẽ đi về đâu, đại gia Lê Phước Vũ sẽ bước tiếp trên con đường nhiều “vận đen” của mình như thế nào cũng đang là điều khiến nhiều người quan tâm.