Dân Việt

Israel thỏa thuận lại với Nga để sống chung với S-300 Syria

Toàn Thắng 28/09/2018 16:30 GMT+7
Sau khi những căng thẳng từ vụ Il-20 lắng xuống, Nga-Israel sẽ thảo luận sửa đổi thỏa thuận phối hợp, tương thích với việc vừa cấp S-300 cho Syria.

Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Israel Benjamin Netanyahu đã có sự phối hợp nhịp nhàng như trong một vở kịch, về vấn đề giải quyết cuộc khủng hoảng Israel-Nga, khi họ đối mặt với các phóng viên tại Trung tâm Liên Hiệp Quốc hôm 27.9.

Tổng thống Trump nói rằng: “Hoa Kỳ đứng sau Israel”, trong khi Thủ tướng Netanyahu khẳng định là Israel đã nhận được từ tổng thống Mỹ "tất cả mọi thứ ông yêu cầu".

Tạp chí DEBKAfile của Israel bình luận rằng, ông Trump và ông Netanyahu đã làm nức lòng người dân Mỹ và Israel khi đưa ra màn đối đáp hoàn hảo trên. Thế nhưng, thực sự nhà lãnh đạo Israel đã gửi yêu cầu gì tới Washington? Câu trả lời là: “Không có gì cả”.

Các nguồn tin độc quyền của DEBKAfile tiết lộ rằng, chương trình nghị sự cho cuộc họp này đã được hoạch định trước, nhưng nó đã diễn ra trái với những kế hoạch ban đầu.

Ông Netanyahu khởi hành chuyến đi đến New York, sau khi kết thúc cuộc họp nội các khẩn cấp về cuộc khủng hoảng quan hệ Moscow-Tel Avip, sau vụ Nga cáo buộc Israel lừa Syria bắn rơi máy bay trinh sát điện tử Il-20 hôm 17.9 và quyết định nối lại việc cung cấp các hệ thống phòng không S-300PMU2 cho chính quyền Assad.

Ông Netanyahu đã được thông báo rằng, Tổng thống Nga Vladimir Putin cũng sẽ gặp lãnh đạo Israel trong những ngày tới, sau khi những rung chấn ban đầu của sự leo thang căng thẳng giữa Moscow và Tel Aviv, xuất phát từ vụ tai nạn Il-20, giảm bớt phần nào.

Và khi mọi chuyện đã lắng xuống, mọi chuyện sẽ có thể được giải quyết, hoặc chí ít cũng là không đến mức quá tệ.

img

Sau khi vụ Il-20 lắng xuống, Nga và Israel sẽ tiếp tục nối lại thỏa thuận?

Trong cuộc gặp ở New York, Thủ tướng Netanyahu đã có thể thông báo cho Tổng thống Trump rằng, ông và người đứng đầu Điện Kremlin đã sơ bộ đồng ý về một số vấn đề nhất định để giải quyết cuộc khủng hoảng:

Một là: Những mâu thuẫn và thiếu sót trong thỏa thuận điều phối quân sự Nga-Israel cho các hoạt động của Israel tại Syria phải được sửa đổi ngay lập tức sau lần gặp tới của hai vị nguyên thủ.

Hai là: Hai bên đồng ý rằng, các thỏa thuận hiện tại sẽ được giữ nguyên cho đến trước cuộc họp của các nhà lãnh đạo Nga và Israel.

Ba là: Hai bên cũng sẽ thảo luận để quyết định xem “làm thế nào để việc cung cấp tên lửa phòng không S-300PMU2 của Nga cho Syria phù hợp với các thỏa thuận phối hợp mới”.

Do đó, những vấn đề của cuộc khủng hoảng Israel-Nga vốn ban đầu Tel Avip định bàn với Washington để tìm cách tháo gỡ đã bị gạt ra bên ngoài chương trình nghị sự của Mỹ và Israel - khi ông Trump và ông Netanyahu gặp nhau bên lề Hội nghị của Đại hội đồng Liên Hiệp Quốc - để chờ xem cuộc gặp với Tổng thống Putin có kết quả thế nào, rồi mới bàn bạc tiếp.

Cả hai đều lạc quan về việc Tổng thống Putin có thể sẽ đưa ra quyết định hủy bỏ việc cung cấp tên lửa S-300PMU2 cho Syria và loại bỏ một vấn đề mà Israel lo ngại nhất. Thế nhưng, tất cả mọi điều vẫn còn ở phía trước và Israel chưa thể khẳng định chắc chắn diều gì.

Và hôm thứ Tư - ngày 26.9, trong khi sự hồi hộp và căng thẳng về một cuộc đối đầu khốc liệt giữa Nga với Israel ở Syria vẫn đang là trọng tâm chú ý của dư luận, hai nhà lãnh đạo Mỹ-Israel đã phối hợp hoàn hảo để khiến các phóng viên mất tập trung vào chủ đề chính.

"Tôi thích một giải pháp hai nhà nước", Tổng thống Mỹ tung ra một câu nói nửa đùa nửa thật liên quan đến tranh chấp lãnh thổ Israel-Palestine. Điều này phục vụ mục đích thu hút sự chú ý của các phóng viên vào một chủ đề nóng bỏng, tuy cũ mà vẫn mới, và không hỏi những câu hỏi khó xử về cuộc khủng hoảng mới vẫn còn treo lơ lửng trên bầu trời Trung Đông.