Dân Việt

Vì sao cựu chủ tịch Interpol không vượt qua được pháp lý Trung Quốc?

Sputnik 09/10/2018 15:21 GMT+7
Bắc Kinh hiện vẫn chưa đưa ra thông tin chi tiết về cuộc điều tra — điều này không đáng ngạc nhiên vì nó chỉ mới bắt đầu. Trong thực tế Trung Quốc, các chi tiết của trường hợp cao cấp như vậy thường chỉ công khai hóa khi vụ việc được chuyển cho các cơ quan điều tra hoặc tòa án.

img

Cựu Chủ tịch Interpol Meng Hongwei.

Vào cuối buổi chiều tối chủ nhật, Trung Quốc chính thức công bố bắt đầu điều tra Thứ trưởng Bộ Công an Meng Hongwei (Mạnh Hoằng Vĩ ), người đã từ chức khỏi chức vụ chủ tịch Interpol vào ngày 7.10. Việc này đã trở thành một lý do để dư luận quốc tế cáo buộc Trung Quốc “bắt cóc” và đàn áp bất hợp pháp công dân làm việc trong các tổ chức quốc tế.

Trong khi đó, ông Andrei Karneev với tư cách là chuyên gia về Trung Quốc, Phó giám đốc Viện các nước Á — Phi tại Đại học tổng hợp Moscow, trong bình luận dành cho Sputnik, cho biết tình hình hoàn toàn phù hợp với pháp luật của Trung Quốc.

Bắt đầu với việc Meng Hongwei là công dân của CHND Trung Hoa và bị giam giữ để điều tra trên lãnh thổ Trung Quốc, nơi ông bay về từ Pháp. Như vậy, Trung Quốc đã hành động hoàn toàn phù hợp với chủ quyền của mình. Để bắt đầu công việc điều tra rõ ràng là không cần thiết sự đồng ý của Interpol, nơi làm việc của công dân Trung Quốc bị bắt giữ. Hơn nữa, theo thông tin chính thức, các cáo buộc chống lại Meng Hongwei không liên quan đến công việc của ông với tư cách chủ tịch Tổ chức Cảnh sát Hình sự Quốc tế (Interpol). Thông báo của Ủy ban Giám sát Nhà nước (STC) cho biết Thứ trưởng Bộ Công an Meng Hongwei bị nghi ngờ đã vi phạm pháp luật. Chức vụ của ông tại Interpol thậm chí còn không được nêu ra.

Sau khi Meng Hongwei được bầu làm Chủ tịch Interpol vào năm 2016, ông vẫn tiếp tục giữ chức Thứ trưởng Bộ Công an Trung Quốc. Ông Meng Hongwei, sinh năm 1953, có bằng cấp về luật, và phần lớn tiểu sử của ông liên quan đến công việc tại các cơ quan thực thi pháp luật Trung Quốc. Đỉnh cao sự nghiệp là chức thứ trưởng vào năm 2004, và trong cùng năm đó, viên chức này đã đứng đầu văn phòng Interpol Trung Quốc.

Bắc Kinh hiện vẫn chưa đưa ra thông tin chi tiết về cuộc điều tra — điều này không đáng ngạc nhiên vì nó chỉ mới bắt đầu. Trong thực tế Trung Quốc, các chi tiết của trường hợp cao cấp như vậy thường chỉ công khai hóa khi vụ việc được chuyển cho các cơ quan điều tra hoặc tòa án. Hiện giờ mới do Ủy ban Giám sát Nhà nước đảm nhiệm. Đây là một cơ quan mới, được thành lập trong năm nay, để tăng cường cuộc chiến chống tham nhũng ở tất cả các cấp chính quyền. Một cuộc họp của các quan chức cấp cao đã được tổ chức tại Bộ Công an, nơi mà ông Meng Hongwei bị buộc tội tham nhũng đã được thông báo.

Thật kỳ lạ, ông Meng đã trở thành quan chức cao cấp đầu tiên kể từ khi thành lập STC, mà việc điều tra bên Đảng không được bắt đầu đồng thời. Các thông báo chính thức chưa đề cập đến hành vi vi phạm kỷ luật Đảng của đương sự, mặc dù trong quá khứ việc đưa ra các vi phạm pháp luật và kỷ luật Đảng là bắt buộc. Lý do trong trường hợp của cựu chủ tịch Interpol là khó nói. Nó chỉ cho thấy việc bắt giữ phù hợp với xu hướng tăng cường cuộc chiến chính thức chống lại sự lạm dụng của các quan chức Trung Quốc. Có lẽ trong công việc tại Bộ Công an, ông có quan hệ với cựu lãnh đạo lực lượng đặc biệt, thành viên của Ủy ban Thường vụ Bộ Chính trị Chu Vĩnh Khang, đã bị kết án tù chung thân vào năm 2015 vì tham nhũng, lạm dụng quyền lực và tiết lộ thông tin bí mật nhà nước. Meng Hongwei từng là trợ lý của ông Chu, và trong các giai đoạn tiếp theo của sự nghiệp, ông cũng duy trì mối quan hệ chặt chẽ với Chu Vĩnh Khang.

Gần như ngay lập tức sau khi Chủ tịch Tập Cận Bình lãnh đạo, ông đã thể hiện quyết tâm "đả hổ" — đây là cách gọi các quan chức tham nhũng lớn ở Trung Quốc. Trong các bài phát biểu của mình, ông Tập Cận Bình liên tục nhấn mạnh bất kể vị trí chức vụ, mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Các cuộc điều tra cũng ảnh hưởng đến khu vực nhạy cảm như thực thi pháp luật, quân đội và hệ thống an ninh quốc gia. Tôi nghĩ rằng những người nghĩ rằng việc giam giữ những người như Chu Vĩnh Khang hoặc Phó Chủ tịch Quân ủy Trung ương Guo Boxiong  và  Xu Caikou chỉ mang tính chất trình diễn, hay chiến dịch "đả hổ" sẽ yếu đi trong tương lai, đã bị nhầm lẫn. Tin tức về cuộc điều tra liên quan đến Meng Hongwei cho thấy dự báo này đã không thành hiện thực. Đối với những cáo buộc hiện nay chống lại Trung Quốc, người ta chỉ có thể đồng ý với ý kiến ​​được thể hiện trên mạng xã hội của tổng biên tập tờ Thời báo Toàn cầu Hu Xijin. "Tốc độ tiết lộ thông tin các vấn đề nhạy cảm ở Trung Quốc không đáp ứng được kỳ vọng của công chúng. Đây là vấn đề cũ của Trung Quốc. Tuy nhiên, các khiếu nại và tố cáo khác chủ yếu là phóng đại và không có căn cứ".