Chính phủ kết luận dinh thự vua Mèo thuộc sở hữu dòng họ Vương
Một góc tòa nhà chính có tuổi đời gần trăm năm trong khu dinh thự "vua Mèo" (Ảnh: Người lao động)
Văn phòng Chính phủ đã có thông báo ý kiến kết luận của Phó Thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình về một số nội dung liên quan đến Khu di tích kiến trúc - nghệ thuật Nhà Vương (khu dinh thự "vua Mèo").
Theo đó, Khu nhà Vương được nhà nước công nhận là Di tích kiến trúc - nghệ thuật. Quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất Khu nhà Vương thuộc những người được quyền thừa kế hợp pháp của dòng họ Vương.
Việc cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất của Khu Di tích kiến trúc - nghệ thuật Nhà Vương cho Phòng Văn hóa và Thông tin huyện Đồng Văn là không đúng quy định của pháp luật.
Phó Thủ tướng yêu cầu UBND tỉnh Hà Giang chủ trì, phối hợp với Bộ Tài nguyên và Môi trường, Bộ Tư pháp làm việc với gia tộc họ Vương để chỉ đạo việc rà soát, xác định ranh giới khu đất và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản gắn liền với đất Khu nhà Vương theo đúng quy định của pháp luật về đất đai và pháp luật có liên quan.
Hoảng hồn thấy trăn bạch tạng nuốt gà lúc rạng sáng
Con trăn bạch tạng sau khi nuốt con gà 500gr nhà bà Hai
Rạng sáng 2/11, bà Hai (phường 6, TP Cà Mau, tỉnh Cà Mau) nghe gà kêu inh ỏi và ở khu vực chuồng gà có tiếng động nên bà thức giấc đi kiểm tra. Khi bật đèn pin, người phụ nữ giật mình thấy con trăn màu trắng đang quấn chặt con gà.
“Rọi đèn pin vào chuồng gà tôi muốn đứng tim thấy con vật màu trắng đang cuộn tròn con gà, nó thở phì phì. Ban đầu tôi còn tưởng nó là con rắn nhưng sau khi định thần mới biết nó là con trăn bạch tạng”, bà Hai kể.
Nghe tiếng hô hoán của bà Hai, một người hàng xóm liền chạy qua tìm cách bắt con trăn.
Qua kiểm tra, con trăn bạch tạng dài hơn 1m, nặng hơn 2kg, hiện gia đình bà Hai vẫn đang nuôi nhốt trong nhà. Con trăn màu trắng như thế này là lần đầu tiên dân ở đây thấy.
Con bò làm lộ bê tông cốt... gỗ trên công trình thủy lợi
Con bò đã làm lộ một thanh giằng trên hệ thống kênh mương S8 thuộc xã Phước Quang được đúc bằng... gỗ
Ngày 2/11, trao đổi với phóng viên, ông Nguyễn Văn Phú, GĐ Công ty TNHH Khai thác công trình thủy lợi tỉnh Bình Định, cho biết đơn vị đã đi kiểm tra thực tế vụ việc thanh giằng bê tông cốt thép nhưng khi bị vỡ lại lộ ra cốt gỗ bên trong, tại hệ thống kênh mương S8 thuộc địa bàn xã Phước Quang, huyện Tuy Phước, tỉnh Bình Định.
"Tôi nghĩ do công nhân nghịch ngợm làm chuyện trời ơi, khiến chúng tôi mang tiếng. Họ đã nghịch lấy sắt làm chuyện khác, rồi thiếu nên mới đưa cây gỗ tầm bậy vào. Hơn 200 thanh giằng trên công trình thủy lợi đó nhưng chỉ 1 thanh có chứa cây gỗ bên trong thôi", ông Phú khẳng định.
Cách đây vài hôm, một người dân xã Phước Quang đi chăn bò chứng kiến cảnh con bò chạy trượt chân ngã xuống thanh giằng nằm ngang trên mặt kênh S8. Ngay sau đó, lớp bê tông bên ngoài thanh giằng đã bị bong tróc, làm lộ cốt cây gỗ bên trong. Điều này, khiến người dân địa phương nghi ngờ về chất lượng công trình.
Theo ông Phú, chỉ có 1 thanh giằng có cây gỗ bên trong nên không ảnh hưởng gì đến chất lượng công trình cả. Đối với thanh giằng này, công ty sẽ bỏ đi và thay thế thanh khác.
Hé lộ danh tính chủ nhân những công trình “xẻ thịt” đất rừng Sóc Sơn
La liệt các biệt thự, nhà vườn, khu sinh thái, du lịch xây dựng kiên cố trái phép đua nhau mọc và 'tàn phá' đất rừng phòng hộ tại xã Minh Phú và xã Minh Trí (huyện Sóc Sơn) gây bức xúc dư luận.
Ban quản lý rừng Phòng hộ - Đặc dụng Hà Nội (Ban Quản lý rừng) vừa có báo cáo gửi Sở NNPT&NTHà Nội, UBND huyện Sóc Sơn về 18 công trình xây dựng trái phép trên đất rừng phòng hộ thuộc xã Minh Phú (huyện Sóc Sơn,) và chủ nhân của những công trình này. Đồng thời, báo cáo cũng chỉ rõ xã Minh Phú đã xác thực vào hợp đồng chuyển nhượng mua bán đất rừng.
Theo BQL rừng, các hộ nêu trên đều là đất bảo vệ, cải tạo nâng cấp, loài cây thông và nhiều cây ăn quả. Hợp đồng chuyển nhượng; đơn xin sửa chữa, cải tạo xây dựng công trình trên đất đều có xác nhận của UBND xã Minh Phú.
Ban Quản lý rừng cho rằng, có sự trùng chéo trong phân cấp quản lý cũng như trong công tác giao đất, cấp đất nên việc bảo vệ rừng gặp nhiều khó khăn.
Liên quan đến vụ việc, ngày 31/10, huyện Sóc Sơn cũng đã phê duyệt kế hoạch cưỡng chế 18 công trình sai phạm này.
Theo tìm hiểu của báo chí, trong số 18 trường hợp vi phạm trên chỉ có 2 hộ người lâm trường, số còn lại là người từ Hà Nội và các tỉnh mua đất xây nhà ở và các công trình trên đất rừng.
Tài xế Mazda CX5 bắn thủng bụng tài xế taxi có 6 tiền án; Lý do Phó Công an thị xã gây tai nạn, loạng choạng xuống xe…...