6 nội dung quan trọng
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội NDVN Thào Xuân Sùng nhấn mạnh: Hội nghị lần thứ 17, BCH T.Ư Hội NDVN khoá VI có nhiệm vụ rất quan trọng, bàn thực hiện một số công việc phục vụ cho Đại hội Đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023.
Các đại biểu tập trung nghiên cứu, tham gia ý kiến vào các văn kiện trình bày tại hội nghị. Ảnh: T.H
Tại hội nghị lần này, các đại biểu tập trung thảo luận, cho ý kiến vào 6 nội dung quan trọng. Cụ thể là: Công tác nhân sự BCH, Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN khóa VII, nhiệm kỳ 2018- 2023; Dự thảo báo cáo của BCH T.Ư Hội NDVN khóa VI tại Đại hội đại biểu toàn quốc Hội NDVN lần thứ VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023. Hội nghĩ cũng đánh giá tình hình, kết quả triển khai đầu tư xây dựng và hoạt động của các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh theo Quyết định 637-QĐ/TTg ngày 10.5.2011 của Thủ tướng Chính phủ, đồng thời bàn giải pháp để quản lý và khai thác có hiệu quả các cơ sở vật chất đã được đầu tư xây dựng.
Hội nghị đã nhất trí thông qua thông qua Đề án nhân sự BCH T.Ư Hội NDVN khóa VII, nhiệm kỳ 2018 - 2023 do Ban Thường vụ T.Ư Hội gồm 119 ủy viên. Hội nghị cũng nhất trí thông qua Đề án Ban Thường vụ, Chủ tịch, Phó Chủ tịch BCH khóa VII, nhiệm kỳ 2018-2023 với số lượng Ủy viên Ban Thường vụ T.Ư Hội NDVN là 21 đồng chí. |
Trao “cần câu” cho nông dân
Trình bày báo cáo tại hội nghị về tình hình kết quả chỉ đạo đầu tư xây dựng và hoạt động của các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân cấp tỉnh theo Quyết định 673-QĐ/TTg của Thủ tướng Chính phủ, Phó Chủ tịch Hội NDVN Phạm Tiến Nam cho biết: Thông qua các hoạt động của trung tâm, mỗi năm có trên 200.000 nông dân được đào tạo, nâng cao trình độ tay nghề; 3,5 triệu lượt hội viên được hướng dẫn, hỗ trợ nông dân về giống, vốn, vật tư nông nghiệp, khoa học kỹ thuật, công nghệ. “Thông qua hoạt động của các Trung tâm, việc tuyên truyền, vận động nông dân tham gia và gắn bó hơn với tổ chức Hội đã được thực hiện…”- Phó Chủ tịch khẳng định.
Nhiều đại biểu cho rằng, việc thực hiện xây dựng các Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân đã giúp lao động nông thôn có việc làm. Vì thế Hội cần tiếp tục duy trì và linh hoạt chuyển đổi hình thức, nội dung đào tạo nghề, phù hợp với định hướng phát triển của từng địa phương .
Phối hợp cung ứng 10.000 tấn phân bón Để đảm bảo sau học nghề người lao động có việc làm và thu nhập cao, Trung tâm Dạy nghề và Hỗ trợ nông dân tỉnh Hải Dương đã tổ chức dạy nghề xuất phát từ chính nhu cầu thực tế của hội viên, ND, không chạy theo thành tích hay kế hoạch phân công. Từ năm 2013 - 2018, Trung tâm đã trực tiếp tổ chức đào tạo được 177 lớp nghề, cấp chứng chỉ nghề cho cho 6.185 lượt ND, tổ chức 1.182 lớp tập huấn, chuyển giao KHKT ngắn ngày cho trên 68.000 lượt... Trung tâm đã phối hợp với các doanh nghiệp cung ứng trên 10.000 tấn phân bón, gần 2.000 tấn thức ăn chăn nuôi, thức ăn thủy sản theo phương thức trả chậm cho nông dân. Bà Phạm Thị Thanh Tâm - Chủ tịch Hội ND tỉnh Hải Dương Định hướng tiếp cận thị trường Về vấn đề tổ chức dạy nghề cho lao động nông thôn thời gian tới, các cấp Hội NDVN sẽ gặp nhiều thách thức trước thực trạng già hóa dân số của Việt Nam và cuộc cách mạng công nghiệp 4.0. Đặc biệt hoạt động của Hội sẽ gặp khó khăn, thách thức khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, cho phép các doanh nghiệp được tổ chức nghiệp đoàn ngoài Hội ND, Công đoàn. Chính vì vậy, trong thời gian tới, các cấp Hội NDVN không chỉ tập trung tuyên truyền vào vấn đề đào tạo mà cần thông tin về vấn đề tổ chức lao động trong kinh tế nông thôn. Trong mục tiêu sắp tới, Hội cần nhấn mạnh hơn nữa vào mảng thông tin thị trường, định hướng sản xuất cho bà con. TS Đặng Kim Sơn- nguyên Viện trưởng Viện Chính sách và Chiến lược NNPTNT |