Họ chỉ việc bới qua gốc rồi nhổ lên, rũ qua đất đã thấy rõ những chùm củ mập mạp. Một tạ, hai tạ rồi cả 3 tạ sắn được chất lên xe cút kít. Một xe, rồi cả hàng xe nối đuôi nhau "thả dốc". Mỗi người một xe 3 tạ ấy mà giằng, thậm chí đánh vật với xe, mệt lắm, nhưng vui vì cái Tết con Rồng của gia đình họ đang trông cả vào vụ sắn này.
Không còn cảnh bán sắn thô như trước, người Dao ở Ba Vì giờ đã biết chế biến sắn thành tinh bột sắn, được giá hơn nhiều. Gia đình anh Lý Kim Lạng năm nay thu 20 tấn sắn tươi, nếu bán ngay chỉ được 700.000-800.000 đồng/tấn, , nhưng nếu chế biến thành tinh bột sắn, anh sẽ bán được với giá 2,7 triệu đồng mỗi tấn. Với 10 tấn tinh bột thành phẩm (từ 20 tấn sắn tươi nói trên), anh Lạng bán được 27 triệu đồng, đủ để gia đình anh vui đón Tết.
Chị Lý Thị Lương rất vui vì sắn tết được mùa, được giá. |
Ba tạ sắn chất lên một xe, nhiều khi trở thành "xe kéo người". |
Xe cút kít chở sắn lũ lượt kéo từ trên đồi xuống. |
Vụ này, vợ chồng anh Lý Văn Trường thu được gần 20 tấn sắn. |
Sắn tươi được cho vào máy tuốt vỏ rồi xay thành bột. |
Anh Triệu Phú Thông đầu tư 50 triệu đồng cho dây chuyền chế biến tinh bột sắn để làm dịch vụ cho bà con. |
Sắn nghiền nhỏ được đổ ra bể lọc, lắng thành tinh bột. |
Chị Chiến - vợ anh Thông dồn tinh bột sắn qua các bể lọc. |
Gia đình anh Lý Kim Lạng thu hoạch được 10 tấn tinh bột sắn vụ này. |
Một thanh niên ngồi nghỉ bên đống tinh bột sắn đã được đóng bao chờ bán. |
Lê Hữu Thọ