Dân Việt

Trung Quốc “hô mưa gọi gió” bằng vành đai vệ tinh

Đăng Nguyễn - Mirror 08/11/2018 13:25 GMT+7
Một dự án đầy tham vọng mang tên Tianhe mới được Trung Quốc công bố tại triển lãm hàng không Zhuhai.

img

Trung Quốc muốn dịch chuyển mây mưa từ nơi khác đến vùng khô hạn hơn.

Theo Mirror, các nhà khoa học Trung Quốc bày tỏ tham vọng muốn thay đổi thời tiết, bằng cách sử dụng vệ tinh để làm thay đổi hướng đi của mây đen.

Dự án này được kỳ vọng đem về kết quả sau 4 năm. Lượng mưa từ phía tây Trung Quốc sẽ được chuyển sang những nơi khô hạn hơn ở phía đông.

Theo truyền thông Trung Quốc, 6 vệ tinh đóng vai trò tạo thành vành đai khí quyển, giúp mây di chuyển. Trung Quốc sẽ phóng hai vệ tinh đầu tiên vào năm 2020 và sẽ đưa dự án vào hoạt động năm 2022.

Vệ tinh Tianhe-1 chuyên phát hiện đám mây mưa và đưa chúng đến khu vực khác ví dụ như Sanjiangyuan ở Qinghai.

Những giọt nước nhỏ nhất cũng có thể được đưa đi xa hàng ngàn km, theo truyền thông Trung Quốc.

Các phiên bản vệ tinh đã được đem trưng bày ở triển lãm hàng không Zhuhai, thể hiện bước tiến của ngành hàng không Trung Quốc.

Mưa thường di chuyển theo hướng đi nhất định vì sự thay đổi áp suất và các điều kiện khác.

Nếu thành công, các nhà khoa học có thể đem chuyển dịch từ phía tây Ấn Độ Dương, đông Ấn Độ Dương, Cao nguyên Vân Nam-Quý Châu và một số khu vực khác của Trung Á.

Trung Quốc biến sa mạc Dubai thành cánh đồng lúa khổng lồ

Các nhà khoa học Trung Quốc thành công trong việc trồng lúa ở sa mạc Dubai, hứa hẹn trong tương lai gần cả một sa mạc rộng...