Theo CNN, tiêm kích J-20 hai động cơ được coi là câu trả lời của Trung Quốc với tiêm kích F-22 và F-35 của Mỹ. J-20 chính thức được Trung Quốc đưa vào biên chế không quân hồi tháng 2 năm nay.
Đánh giá hồi năm ngoái của Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) cho biết, J-20 có thể tạo ra mối đe dọa chiến lược với không quân Mỹ, như nhắm vào máy bay tiếp dầu, máy bay chỉ huy và máy bay cảnh báo sớm, nhờ tên lửa không đối không tầm xa.
Hôm 11.11, Trung Quốc lần đầu tiên phô diễn sức mạnh của tiêm kích J-20 chất đầy tên lửa, trong ngày bế mạc triển lãm hàng không Chu Hải.
Tiêm kích tàng hình J-20 Trung Quốc lần đầu khoe tên lửa tầm xa dưới bụng.
Trong video do Tân Hoa Xã công bố, hai chiếc J-20 bay lượn trên đầu đám đông, mở cửa khoang vũ khí để lộ 4 tên lửa tầm xa. Hai tên lửa khác được gắn dưới cánh.
Hồi đầu năm nay, chuyên gia quân sự Trung Quốc Song Zongping viết trên trang tiếng Anh của quân đội Trung Quốc, rằng J-20 sẽ “đối đầu với những đối thủ dám thách thức Trung Quốc trên bầu trời”.
Bài viết nói J-20 sẽ làm thay đổi cán cân quân sự ở châu Á-Thái Bình Dương. “Trong quá khứ, chỉ có Mỹ và đồng minh như Nhật đủ sức vận hành máy bay tàng hình. Nhưng giờ đây sự thống trị của họ đã chấm dứt nhờ J-20”.
Theo các nguồn tin, tiêm kích tàng hình Trung Quốc nhiều khả năng sử dụng động cơ phản lực Nga để có hiệu suất và độ tin cậy cao hơn.
J-20 là mẫu tiêm kích tàng hình đối trọng với F-22 và F-35 Mỹ.
“Không thấy dấu hiệu của động cơ Trung Quốc trên chiếc J-20, cho thấy Bắc Kinh vẫn đang gặp khó khăn trong việc phát triển động cơ hiệu suất cao cho máy bay chiến đấu”, Peter Layton, cựu sỹ quan quân đội Úc và là chuyên gia tại Viện Griffith châu Á nói.
Bên cạnh sự xuất hiện đáng chú ý của J-20, Trung Quốc cũng trình diễn chiến đấu cơ J-10B sử dụng công nghệ “lực đẩy vector”.
Đây là công nghệ giúp chiến đấu cơ có thể thay đổi hướng bay nhanh hơn bình thường. “Trung Quốc đạt bước tiến lớn trong công nghệ hàng không, vốn chỉ có Mỹ và Nga thống trị. Các chiến đấu cơ Trung Quốc sẽ có năng lực chiến đấu tốt hơn”.
Chiến đấu cơ J-10B của Trung Quốc trình diễn khả năng vận hành ấn tượng.
Tuy vậy, chuyên gia Layton nói Trung Quốc vẫn đi sau Nga, Mỹ, từ 10-20 năm về công nghệ lực đẩy vector.
“Sẽ rất ấn tượng nếu J-20 thể hiện khả năng vận hành đáng kinh ngạc như vậy, nhưng chúng ta đã không được thấy. Điều này làm giảm sự kỳ vọng của giới quan sát nước ngoài”, ông Layton nói.
Đoạn video cho người xem nhìn cận cảnh tiêm kích tàng hình hiện đại nhất của Nga trổ tài lượn trên bầu trời.