Dân Việt

Đạm Cà Mau nỗ lực vì sự phát triển bền vững của nông nghiệp Việt

P.V 20/11/2018 14:44 GMT+7
7 năm kể từ khi chính thức đi vào vận hành, CTCP Phân bón dầu khí Cà Mau (PVCFC, HOSE: DCM) đã cung ứng ra thị trường trên 5 triệu tấn sản phẩm urea và hàng trăm nghìn tấn phân bón khác, góp phần quan trọng vào sự phát triển bền vững của nền nông nghiệp nước nhà.

Là một trong những doanh nghiệp nhà nước cổ phần hóa thành công, Đạm Cà Mau luôn nỗ lực triển khai và hoàn thành vượt mức tất cả các chỉ tiêu sản xuất, tiêu thụ, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sách nhà nước... Hiệu quả kinh doanh tích cực của Đạm Cà Mau đến từ năng lực vượt trội trên nhiều mặt của doanh nghiệp, từ sản xuất, kinh doanh cho tới phát triển sản phẩm mới. Cụ thể, về sản xuất, Nhà máy Đạm Cà Mau đã vận hành liên tục an toàn, ổn định với hiệu suất lên tới 108% công suất trong năm 2017. Năm 2018, với việc bảo dưỡng tổng thể thành công, Nhà máy đã vận hành trở lại đạt trung bình 110% công suất, giúp cho sản xuất ổn định; cũng trong năm này, trông tác kinh doanh thật sự nổi bật với doanh thu tăng không ngừng từ công tác tự doanh, vượt hơn 10% so với kế hoạch đề ra, đưa sản phẩm về các vùng tiêu thụ đúng thời điểm mùa vụ... 

img

Điểm nổi trội ở Đạm Cà Mau là Công ty luôn tiên phong và nỗ lực cung cấp các giải pháp dinh dưỡng cho cây trồng. Tới nay, Công ty đã chính thức ra mắt 7 sản phẩm thuộc 3 dòng phân bón đạm (gốc urea), dòng phân bón phức hợp và dòng phân bón khoáng hữu cơ, góp phần đa dạng hóa phân bón chất lượng cao, tạo cơ hội thuận lợi cho bà con nông dân tiếp cận được với các sản phẩm mới có đặc điểm và tính năng nổi trội. Các sản phẩm của Đạm Cà Mau vừa nâng cao năng suất cây trồng và giá trị nông sản vừa cải thiện độ phì nhiêu của đất, giúp bà con nông dân dễ canh tác, duy trì vụ mùa bội thu.

Sản phẩm được tin dùng, bởi vậy mặc dù nguồn cung khí suy giảm và không ổn định , nhưng 9 tháng đầu năm nay, Đạm Cà Mau tiếp tục duy trì sản lượng tiêu thụ ở mức cao, cộng thêm giá bán thực tế cao hơn kế hoạch, doanh thu của Công ty đã tăng trên 10%, lợi  nhuận trước thuế tăng 35% so với kế hoạch 9 tháng. Với kết quả này, dự kiến cả năm 2018, Đạm Cà Mau sẽ hoàn thành kế hoạch sản xuất kinh doanh được giao.

img

Tuy vậy, bước sang năm 2019, Đạm Cà Mau có thể gặp nhiều khó khăn khi chính sách điều tiết giá khí đảm bảo ROE đạt 12% theo cam kết của PVN khi doanh nghiệp cổ phần hóa kết thúc. Kể từ năm 2014 đến nay, giá khí mà PVN bán cho DCM dao động khoảng 3 USD/triệu BTU. Đây cũng là mức giá trung bình khi lập hồ sơ nghiên cứu khả thi dự án. Với chính sách giá như vậy, Đạm Cà Mau phát triển ổn định, duy trì giá bán phân đạm cạnh tranh cho bà con nông dân, tạo công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động…

Nhưng nay theo dự thảo phương án mới, giá khí đang được trình Chính phủ xem xét có thể cao hơn rất nhiều so với khi khi lập hồ sơ nghiên cứu khả thi dự án. 

Giới phân tích tính toán rằng, với giá khí lên tới 7 - 8 USD/triệu BTU, tức là cao gấp 2,5 lần mức giá giả định trong phương án nghiên cứu khả thi dự án, gấp hơn 2 lần so với giá khí bình quân của các nhà máy sản xuất phân đạm hạt đục trong khu vực và trên thế giới, Đạm Cà Mau không thể duy trì giá bán phân bón như hiện tại.

img

Đó là chưa kể những thách thức lớn khác mà doanh nghiệp này đang phải đối mặt như nguồn cung cấp khí hạn chế do việc phát triển dự án khí Lô B chậm hơn so với kế hoạch dẫn đến nguồn cung suy giảm nhanh so với tính toán ban đầu; nợ nước ngoài khi xây dựng dự án vẫn còn trên 100 triệu USD, có bảo lãnh của Chính phủ (nợ công), nhà máy chưa hết khấu hao, thị trường cạnh tranh gay gắt… 

Xác định phát triển bền vững, đồng hành cùng bà con nông dân trên cả chặng đường dài. Đạm Cà Mau đã sẵn sàng để vượt qua mọi thách thức, khó khăn trong giai đoạn tới. Nền tảng vững chắc của doanh nghiệp, dựa trên nội lực và tinh thần đoàn kết, chủ động, sáng tạo của người lao động Đạm Cà Mau, dưới sự dẫn dắt chiến lược mới được ban hành của Ban lãnh đạo Công ty sẽ tạo sức mạnh để doanh nghiệp tiếp tục vững bước trên hành trình tương lai.

Đạm Cà Mau được đánh giá cao trong công tác xây dựng các nền tảng đảm bảo cho sự phát triển bền vững như hệ thống quản trị hiện đại, thúc đẩy đổi mới sáng tạo, văn hóa công ty đặc sắc. Có thể kể đến nhiều mô hình quản trị theo chuẩn mực quốc tế như hệ thống quản trị nguồn lực doanh nghiệp (ERP), phần mềm DMS để quản lý hệ thống kênh phân phối…

Nhờ vậy, năm 2017, Đạm Cà Mau được đánh giá là đơn vị có hệ thống quản trị tốt nhất của Tập đoàn Dầu khí Việt Nam và mới đây ngoài việc được lọp vào Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất, DCM còn lọt vào danh sách 20 doanh nghiệp nhóm vốn hóa lớn có quản trị công ty tốt nhất.