Các nhà điều tra vẫn đang tìm kiếm hộp đen thứ hai của máy bay.
Theo Guardian, phát biểu trước quốc hội ở Jakarta, người đứng đầu ủy ban an toàn giao thông quốc gia Indonesia, Nurcahyo Utomo nói dữ liệu thu thập từ hộp đen cho thấy, phi công đã nỗ lực cố gắng đến cùng.
Ông Nurcahyo xác nhận rằng máy bay đã gặp trục trặc tương tự trên chuyến bay một ngày trước, nhưng khi đó phi công vẫn kiểm soát được tình hình.
Hiện chưa rõ vì sao chiếc máy bay Boeing 737 MAX 8 lại có thể liên tiếp gặp trục trặc như vậy.
Theo ông Nurcahyo, phi công đã nhận thấy máy bay gặp vấn đề về kỹ thuật ngay sau khi cất cánh. Cơ phó nhận thấy dấu hiệu bất thường khi đọc dữ liệu về tốc độ máy bay.
Người thân đau buồn khi biết tin không có ai trên máy bay JT610 sống sót.
Máy bay mang số hiệu JT610 sau đó dần dần nâng độ cao, lên đến 1.500 mét. Sau khi máy bay chúi mũi xuống, phi công cố gắng kiểm soát tình hình, giữ cho máy bay tiếp tục bay thẳng.
Nhưng tình hình càng trở nên khó khăn, phi công “rất khó kiểm soát được máy bay”, ông Nurcahyo nói. Máy bay lao xuống biển ở tốc độ 643 km/giờ.
Dữ liệu hộp đen cũng cho thấy máy bay không gặp trục trặc về động cơ. Các nhà điều tra vẫn đang tìm kiếm hộp đen thứ hai, lưu trữ đoạn ghi âm buồng lái. Hộp đen thứ hai có thể giải mã thêm vì sao thảm kịch xảy ra.
Boeing cho đến nay bác bỏ ý kiến rằng hãng che giấu thông tin về hệ thống kiểm soát ngăn không cho máy bay mất lực nâng khi cất cánh.
Máy bay Lion Air rơi xuống biển Java hồi tuần trước, khiến 189 người thiệt mạng, đã gặp nhiều vấn đề trong các chuyến...