Dân Việt

An toàn thực phẩm: Mớ rau, quả trứng cũng đòi xuất xứ

Thuần Việt 05/12/2018 06:10 GMT+7
Thời gian vừa qua, liện tục các chủ hàng hoặc cơ sở kinh doanh thực phẩm của tỉnh Hòa Bình đã bị phạt vì vận chuyển hàng hóa không rõ nguồn gốc xuất xứ. Không ít cơ sở sản xuất vẫn chưa thật sự hiểu hết về quy đinh khi vận chuyển hàng và kinh doanh sản xuất hàng nông sản.

Ông Đào Bá Thanh ở xã Liên Châu (Thanh Oai – Hà Nội) đến giờ vẫn còn bất ngờ về việc mình vận chuyển trứng lên Hòa Bình tiêu thụ thì bị cơ quan chức năng của tỉnh này phạt lên tới 5,5 triệu đồng. Nguyên nhân là do ông chở trứng đi tiêu thụ mà không rõ nguồn gốc xuất xứ. Chuyến hàng đó ông bị lỗ nặng, lại còn mất quá nhiều thời gian đi nộp phạt, hàng hóa bị đình đốn.

img

Hàng không có nguồn gốc xuất xứ sẽ bị lực lượng chức năng tịch thu và tiêu hủy. Do vậy, khi vận chuyển hàng nông sản, bà con cũng nên tuân thủ đúng quy định, tránh những rủi ro đáng tiếc xảy ra. 

Chiếc xe tải chở trứng của ông bị lực lượng Quản lý thị trượng đã phối hợp với Đội 4, Phòng PC46 Công an tỉnh, Trạm Chăn nuôi và Thú y TP Hòa Bình kiểm tra. Theo như giải thích của lực lượng chức năng lthì ông Thanh có hành vi vi phạm vận chuyển sản phẩm động vật không rõ nguồn gốc xuất xứ, tịch thu và tiêu hủy 25.940 quả trứng các loại, phạt vi phạm hành chính 5,5 triệu đồng.

img

Những sản phẩm nông nghiệp khi đi tiêu thụ phải có nguồn gốc xuất xứ rõ ràng. 

Trong khi đó, theo ông Thanh chia sẻ, ông thường xuyên vận chuyển trứng đi bán, chưa từng nghĩ đến việc phairi làm giấy tờ. "Sản phẩm nông nghiệp làm ra mà không đi tiêu thụ sớm, hỏng hết thì lãi lờ ở đâu", ông Thanh cho hay.

Không riêng gì ông Thanh, nhiều cơ sở sản xuất thực phẩm cũng như bán hàng ở tỉnh Hòa Bình cũng liên tục được các cơ quan chức năng kiểm tra. Như cơ sở sữa đậu nành Đông Á, địa chỉ xóm Mát, xã Dân Chủ (TP. Hòa Bình), do ông Trần Quốc Tuấn làm chủ cơ sở đã vi phạm không duy trì việc kiểm soát chất lượng kiểm nghiệm sản phẩm định kỳ theo quy định, phạt vi phạm hành chính 12,5 triệu đồng.

img

Theo thông tư số 94/2003/TTL , hàng hóa trên đường vận chuyển phải có hóa đơn, chứng từ kèm theo chứng minh nguồn gốc Hàng hóa là hợp pháp ngay tại thời điểm kiểm tra và cụ thể như sau: Cơ sở kinh doanh bán lẻ hàng hóa cho người tiêu dùng có giá trị thấp dưới mức quy định không phải lập hợp đồng nhưng phải lập bản kê bán lẻ hàng hóa theo từng lần bán hàng , từng loại hàng… Hàng hóa xuất kho để bán, đưa đi trao đổi, biếu, tặng hoặc tiêu dùng nội bộ: phải có giá trị gia tăng hoặc hợp đồng bán hàng đúng với số lượng và giá trị của số hàng đã xuất bán.

Qua các đợt tiêu hủy hàng hóa vi phạm do các cơ quan chức năng thực hiện từ 2 - 3 lần/năm, hàng hóa tịch thu vi phạm làm giả nhãn hiệu, hàng kém chất lượng, quá hạn sử dụng, không rõ nguồn gốc xuất xứ chiếm phần đáng kể. Điển hình như vụ tiêu hủy hơn 1 tạ ruốc thịt không rõ nguồn gốc xuất xứ, hàng trăm hộp bánh quy giả do lực lượng Quản lý thị trường TP. Hòa Bình phát hiện, xử lý và tịch thu không để lưu thông ngoài thị trường.

Những vụ vi phạm trên cũng đủ thấy, giờ đây việc vận chuyển sản phẩm nông sản cũng như các cơ sở sản xuất phải đi đến chuyên nghiệp hơn mới thoát cảnh phạt và bị thu hàng khi đưa đi tiêu thụ. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến sản xuất và thu nhập của chủ hàng hoặc chủ cơ sở. Rõ ràng, giờ đây bà con buôn bán hay sản xuất cần phải tuân thủ đúng luật an toàn vệ sinh thực phẩm mới tránh được những rủi ro đáng tiếc xảy ra trong quá trình sản xuất và tiêu thụ sản phẩm.

img

Các sản phẩm là hàng hóa mà người bán không thuộc đối tượng phải lập Hợp đồng bán hàng bao gồm: Các cơ sở mua sản lâm, thủy, hải sản do người dân sản xuất, khái thác phải lập hợp đồng thu mua hàng lâm sản, thuỷ, hải sản, nông sản theo theo mẫu số 06/TMH-3LL ban hành kèm theo Thông tư số 120/2002/TT-BTC ngày 30-12-2002 của Bộ Tài chính.– Đối với đồ dùng của cá nhân do người sử dụng trực tiếp bán ra, cơ sở kinh doanh mua lại để bán hay nhận hàng ký gửi bán phải lập bảng kê mua hàng, nhận hàng ký gửi bán.