Trung Quốc đặt mục tiêu đánh bại Mỹ nếu chiến tranh nổ ra.
Đây là nhận định của nhà nghiên cứu Scott Harold đến từ Tập đoàn RAND, đăng tải trên tờ National Interest.
“Quân đội Trung Quốc không tập trung vào việc vượt qua chính bản thân, cạnh tranh với Mỹ hoặc quốc gia khác, mà chính là đánh bại Mỹ nếu chiến tranh tổng lực nổ ra. Đây là kết quả của chiến lược mà đảng Cộng sản Trung Quốc đề ra”, Harold nhận định.
Nghiên cứu của Harold phác họa bức tranh toàn cảnh thế giới, với mục tiêu mà các quốc gia đề ra và điều cần thiết để đạt mục tiêu đó. Trong Chiến tranh Lạnh, Liên Xô đã tự rơi vào khủng hoảng để rồi tan rã khi cố gắng đuổi kịp Mỹ trong cuộc chạy đua tên lửa đạn đạo.
Nhưng Trung Quốc không cho thấy khả năng lặp lại sai lầm tương tự, Harold nói. “Quân đội Trung Quốc không cần phải cạnh tranh trên tất cả mọi lĩnh vực với Mỹ để đạt mục đích cuối cùng, hoặc họ đã biết cách để giải quyết vấn đề tồn tại trong quân đội”, Harold viết.
Nghiên cứu của RAND tập trung vào bước tiến vượt bậc của không quân và sức mạnh tên lửa Trung Quốc trong vòng một thập kỷ qua. Đây là kết quả của việc không ngừng đánh cắp, sao chép công nghệ nước ngoài, dù là tiêm kích hạm của Nga hay tiêm kích tàng hình F-35 của Mỹ.
Quân đội Trung Quốc đạt được nhiều bước tiến rõ rệt trong những năm qua.
Rút ra bài học từ những chiến thắng của Mỹ nhờ vũ khí thông minh, Trung Quốc đã chuyển mình từ chiến thuật biển người sang quân đội có quy mô nhỏ hơn nhưng sử dụng trang thiết bị vũ khí hiện đại hơn, giống như phương Tây.
“Quân đội Trung Quốc không mù quáng sao chép tất cả mọi thứ từ không quân Mỹ. Họ nhìn ra bài học kinh nghiệm để lựa chọn cái gì cần làm và cái gì không cần, cái gì có thể làm theo để đáp ứng mục đích mà nhà cầm quyền đề ra cho quân đội”, Harold giải thích.
“Khi quân đội Trung Quốc tìm ra vấn đề không thể giải quyết thông qua sao chép, họ tập trung nguồn lực hiện có thể phát triển giải pháp sáng tạo ra, đáp ứng thách thức, từ đó tìm ra cách thức, con đường mới để kiềm chế sức mạnh của Mỹ và các thế lực quân sự khác hoạt động gần bờ biển Trung Quốc”, nghiên cứu viết.
Trung Quốc hiện đã cải thiện khả năng vận tải đường không, tiếp nhiên liệu trên không, đưa máy bay ném bom tầm xa vươn tới Thái Bình Dương. Vài năm trước, Bắc Kinh chưa từng nghĩ đến những điều trên, nhưng khi cần đến, Trung Quốc đã tạo ra bước phát triển nhảy vọt.
Vài quốc gia khác trên thế giới như Iran, Triều Tiên cũng tuyên bố đánh bại Mỹ. Nhưng cách họ định nghĩa chiến thắng thì lại hoàn toàn khác so với Trung Quốc.
“Các nhà phân tích Trung Quốc chỉ tập trung phác họa sức mạnh và sự tự tin của quân đội, chứ không nhắc đến những điểm hạn chế cần khắc phục”, Harold nói. “Cách tiếp cận như vậy giúp họ vừa tạo ra sự răn đe, vừa tạo thêm thời gian để quân đội hoàn thiện những điểm còn thiếu để có thể đương đầu với Mỹ”.
Theo Harold, quân đội Trung Quốc hiện chưa có dấu hiệu gì cho thấy sẽ thống trị bầu trời hay vũ trụ trước sức mạnh quân sự Mỹ. “Tôi nghĩ đó là điều họ đang lên kế hoạch thực hiện, để giành được chiến thắng quyết định”.
Hành động này nhằm vào cơ quan chủ chốt trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cũng như lãnh đạo của cơ quan này. Thế nhưng...