Trung Quốc được cho là đang theo dõi động thái mới của liên minh Mỹ-Hàn-Nhật.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), chính quyền Hàn Quốc đã bày tỏ sự quan ngại khi máy bay Trung Quốc liên tục xâm nhập vùng nhận dạng phòng không (ADIZ) của nước này.
Trong sự việc mới nhất, máy bay trinh sát và tác chiến điện tử Shaanxi Y-9 tiến vào ADIZ của Hàn Quốc mà không báo trước.
Máy bay tiến vào khu vực bãi đá Socotra ở biển Nhật Bản và rời khu vực này, tiến vào vùng nhận dạng phòng không Nhật khoảng 40 phút sau đó. Chưa dừng lại ở đó, máy bay Trung Quốc tiếp tục quay trở lại ADIZ của Hàn Quốc sau khoảng hơn một giờ, đi qua vùng đặc quyền kinh tế của Hàn Quốc trên Biển Nhật Bản, nằm giữa đất liền Hàn Quốc và đảo Ulleung.
Đây là dấu hiệu bất thường bởi rất hiếm khi có máy bay Trung Quốc lượn lờ quanh khu vực suốt từ sáng đến chiều như vậy.
Theo không quân Hàn Quốc, số vụ máy bay Trung Quốc đi vào vùng nhận dạng phòng không nước này đang ngày càng gia tăng. Năm 2016 có 60 trường hợp, 70 trường hợp vào năm 2017 và chỉ trong 9 tháng đầu năm 2018 đã có 110 vụ.
Seoul đã triệu tập tùy viên quân sự Trung Quốc tại Hàn Quốc để bày tỏ "những quan ngại sâu sắc" và yêu cầu "các biện pháp ngăn việc này tái diễn". Một nguồn tin giấu tên của không quân Hàn Quốc nói Seoul đang “chú ý đặc biệt” đến vụ việc.
máy bay trinh sát và tác chiến điện tử Shaanxi Y-9 cùa Trung Quốc.
Giới phân tích cho rằng những chuyến bay này là cách để Trung Quốc phản ứng trước nguy cơ Washington gia tăng hoạt động quân sự ở khu vực, nếu đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên đổ vỡ.
Bằng cách điều máy bay quân sự, Trung Quốc không những mở rộng tầm trinh sát mà còn gửi thông điệp rằng sẵn sàng hành động vì lợi ích trong khu vực.
Mỹ từng nhiều lần đưa máy bay quân sự đến khu vực, bao gồm cả máy bay ném bom chiến lược B-52. Bắc Kinh và Bình Nhưỡng chỉ trích kịch liệt hành động này.
"Hoạt động của máy bay Trung Quốc là một phần trong chiến lược lâu dài của nước này để gia tăng ảnh hưởng, tăng cường hiện diện và gia tăng áp lực ở khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương", chuyên gia Ryo Hinata-Yamaguchi tại Đại học Quốc gia Pusan nói.
Theo giới phân tích, Bắc Kinh lo ngại liên minh Mỹ-Hàn Quốc-Nhật Bản ngày càng bền chặt, thậm chí được gọi là NATO của châu Á.
Hàn Quốc và Nhật Bản đã ký một hiệp định chia sẻ thông tin tình báo quân sự năm 2016. Trung Quốc đã chỉ trích thỏa thuận này và cho rằng các quốc gia liên quan có "cách suy nghĩ thời chiến tranh lạnh".
"Việc thành lập một tam giác liên minh giữa Mỹ, Hàn Quốc và Nhật Bản sẽ trở thành đe dọa lớn nhất với Bắc Kinh", giáo sư Hinata-Yamaguchi nói. “Trung Quốc sẽ cảm thấy cần phải hành động để ngăn liên minh Mỹ-Hàn-Nhật trở thành liên minh sâu sắc”.
Bắc Kinh tuyên bố những chuyến tuần tra, trinh sát khiến Hàn Quốc quan ngại như vậy “là hoạt động thông thường”. Ren Guoqiang, phát ngôn viên Bộ Quốc phòng Trung Quốc nói quân đội nước này luôn "tuân thủ luật pháp và tập quán quốc tế" và Hàn Quốc "không cần phải quá ngạc nhiên".
Hành động này nhằm vào cơ quan chủ chốt trong Quân ủy Trung ương Trung Quốc, cũng như lãnh đạo của cơ quan này. Thế nhưng...