Hình tượng Vệ Tử Phu trong phim Trung Quốc.
Những người phụ nữ quyền lực nhất trong lịch sử Trung Quốc có cả những người xuất thân là kỹ nữ nhưng lại nắm trong tay cả thiên hạ, khiến lịch sử vĩnh viễn sang trang. Loạt bài dài kỳ này sẽ hé lộ những bí mật của những nhân vật như vậy. |
Theo History, Vệ Tử Phu sinh khoảng năm 148 trước Công nguyên. Nàng là người có xuất thân thấp hèn. Người cha sớm qua đời khi nàng còn nhỏ, còn mẹ nàng là người hầu của Bình Dương Công chúa, chị gái của Hán Vũ đế Lưu Triệt.
Nhờ vậy mà Vệ Tử Phu lớn lên biết ca hát, chơi nhạc, đánh cờ, và viết thư pháp. Có thể nói, Vệ Tử Phu rất am hiểu các lĩnh vực nghệ thuật.
Trở thành hoàng hậu như truyện cổ tích
Tháng 3.139 trước Công nguyên (TCN), Hán Vũ Đế khi đó mới chỉ khoảng 18 tuổi đến nhà chị gái ở phía bắc thành Trường An, sau một chuyến thăm mộ hoàng tộc. Công chúa Bình Dương tổ chức yến tiệc, đem các mỹ nhân ra ca hát, rót rượu cho hoàng đế. Trong số này có Vệ Tử Phu, người ngay lập tức khiến Hán Vũ Đế đắm say trong lần đầu gặp mặt.
Sau đó, Hán Vũ Đế giả vờ đi thay áo để rời tiệc. Công chúa biết ý, giục Vệ Tử Phu vào hầu hạ. Vệ Tử Phu được Hoàng đế sủng hạnh ngay trong phòng thay đồ. Rồi khi rời phủ Bình Dương về cung, Hán Vũ Đế cũng mang theo nàng về cùng.
Hán Vũ Đế khi đó đã có hoàng hậu Trần A Kiều nhưng mãi chưa có con, nên tâm trí hoàng đế giờ dành cả cho Vệ Tử Phu. Nhưng vì biết tính hoàng hậu hay ghen, lại không muốn phá hỏng mối nhân duyên do cha mẹ sắp đặt, nên đành bỏ mặc Vệ Tử Phu một mình trong cung.
Suốt một thời gian như vậy, Vệ Tử Phu có ý rời cung, quay trở lại làm nô tì cho Bình Dương Công chúa. Đến chào tạm biệt Hán Vũ Đế, Vệ Tử Phu bật khóc khiến hoàng đế nảy sinh tình cảm, thuyết phục nàng ở lại cung.
Vệ Tử Phu có mối tình như truyện cổ tích.
Điều này khiến hoàng hậu A Kiều hết sức tức giận và ganh ghét, hoàng hậu muốn loại bỏ hoàn toàn mối họa trước mắt. A Kiều muốn giết cả nhà Vệ Tử Phu nhưng kế hoạch sớm bị bại lộ. Hán Vũ Đế biết chuyện ngày càng tránh xa hoàng hậu, đưa Vệ Tử Phu lên làm phi tần. Vệ Tử Phu sau này sinh hạ cho hoàng đế 3 con gái.
Hoàng hậu A Kiều thấy vậy ngày càng điên cuồng, dùng đến những tà thuật để hãm hại Vệ Tử Phu. Năm 130 trước Công nguyên, A Kiều bị phế truất “vì vi phạm luật pháp, sử dụng tà thuật và còn không còn xứng làm hoàng hậu”. Hán Vũ Đế nể tình nghĩa tha chết cho A Kiều, nhưng tước hết danh phận, đem giam lỏng trong cung đến khi chết già.
Một năm sau khi hoàng hậu A Kiều bị phế truất, Vệ Tử Phu sinh hạ cho hoàng đế một hoàng tử tên Lưu Cứ. Đó là cơ sở để Hán Vũ Đế tấn phong Vệ Tử Phu làm hoàng hậu, khi nàng tròn 28 tuổi.
Mọi chuyện đến đây tưởng chừng như là một câu chuyện cổ tích với Vệ Tử Phu. Nàng trở thành hoàng hậu danh chính ngôn thuận. Các thành viên trong gia đình được nhận nhiều bổng lộc, nắm chức quyền, hay trở thành tướng lĩnh trong quân đội nhà Hán.
Cái chết oan khuất đầy bi kịch
Vệ Tử Phu là hoàng hậu nhà Hán xuất thân từ ca kỹ.
Trải qua hàng thập kỷ, hoàng hậu Vệ Tử Phu bắt đầu bị thất sủng. Hoàng đế dành sự sủng ái cho các phi tần khác trẻ tuổi hơn. Hán Vũ Đế cũng không cho rằng hoàng tử Lưu Cứ là người xứng đáng kế vị ngai vàng vì quá yếu đuối. Nhưng Vệ Tử Phu vẫn còn yên vị là nhờ tính tình không bon chen, lúc nào cũng nết na thùy mị và hoàn thành tốt cộng việc của mình mỗi khi hoàng đế không có ở cung.
Khi về già, Hán Vũ Đế tuổi cao, sa vào hưởng lạc, xây cất nhiều cung điện và tin vào chuyện mê tín. Giữa lúc đó, trong triều nảy sinh mâu thuẫn giữa Hán Vũ Đế và thái tử Lưu Cứ, cũng như việc các thế lực bên ngoài ganh ghét, tìm cách tiêu diệt dòng dõi nhà họ Vệ.
Một lần nọ, Hán Vũ Đế nghe lời gian thần Giang Sung rằng có người đang muốn diệt đế cướp ngôi, ông liền cho người đi điều tra. Sau đó, ông hiểu lầm con trai Lưu Cứ của mình chính là người âm mưu hại cha, vì vậy ông tức giận truất ngôi Thái tử, sai người bắt Lưu Cứ.
Năm 92 trước Công nguyên, Thái tử Lưu Cứ tập hợp quân sĩ, giả lệnh phụ hoàng, tìm cách bắt hết những kẻ gian thần có ý hãm hại mình, đem quân chiếm cứ các vị trí trong thành Trường An.
Nhưng bè lũ Giang Sung không chịu khuất phục, lén cử người đến báo cho Hán Vũ Đế rằng Thái tử dấy binh nổi loạn. Vũ Đế đang dưỡng bệnh, nghe tin bèn sai thừa tướng Lưu Khuất Mạo đem quân bắt Thái tử. Hai bên đánh nhau tại Trường An 5 ngày thì Thái tử thua trận phải chạy trốn khỏi kinh thành Trường An.
Vệ Tử Phu cuối đời phải đón nhận cái chết cay đắng.
Thái tử Lưu Cứ bị phát hiện trốn trong nhà dân, bị Hán Vũ Đế mang quân vây bắt, phải tự vẫn. Hai con của Thái tử, là cháu nội của hoàng đế cũng bị giết chết. Hàng ngàn người khác bị liên lụy trong cuôc nổi loạn đều bị xử tử.
Sau khi Thái tử chết, Vũ Đế sai 2 đại thần đến tịch thu phụng ấn của Hoàng hậu, tước hết bổng lộc của nhà họ Vệ. Vệ Tử Phu không có cách nào để giải thích nên chọn cách tự sát.
Sử sách Trung Quốc chép lại rằng Thi hài Vệ Tử Phu chỉ được an táng một cách vội vã với một áo quan nhỏ, và để lại bên vệ đường. Gia tộc họ Vệ từng hết sức lừng lẫy thời nhà Hán, đã bị diệt vong hoàn toàn.
Một năm sau, Hán Vũ Đế cho điều tra lại, phát hiện những điều Giang Sung gây ra với nhà họ Vệ, liền bắt giết sạch cả nhà, không trừ một ai.
Bản thân Vũ Đế hết sức ân hận, cho xây đài tưởng nhớ hai mẹ con hoàng hậu. Nhưng thi hài của Vệ Tử Phu thì mất tích hoàn toàn, không bao giờ được tìm thấy.
Hoàng hậu Vệ Tử Phu nhập cung năm 139 TCN, lên ngôi hoàng hậu năm 128 TCN, bị phế và tự sát năm 91 TCN. Sử sách Trung Quốc ghi nhận bà là hoàng hậu tại vị lâu nhất lịch sử nhà Hán suốt 38 năm và lâu thứ hai trong lịch sử Trung Hoa.
___________________________
Bài viết tiếp theo nhắc đến một hoàng hậu trong triều đại phong kiến Trung Quốc xuất thân là kỹ nữ, làm khuynh đảo hậu cung, nhưng mãi đến cuối đời không có con nối dõi, đến cuối đời chịu cái chết cay đắng.
Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc lên nắm quyền gây ra những tranh cãi suốt hàng nghìn năm mà cho đến nay vẫn chưa...