Sóng thần ập vào Nhật Bản năm 2011 được coi là một bài học với Trung Quốc.
Theo tờ Bưu điện Hoa nam Buổi sáng (SCMP), các học giả tham gia nghiên cứu hối thúc chính phủ lưu ý đến những mối đe dọa để có phương án đối phó phù hợp trong tương lai, đặc biệt là ở các khu vực có nhà máy điện hạt nhân hay dự án chiến lược.
“Nghiên cứu này xác nhận mối đe dọa về sóng thần đến từ Biển Đông. Mối đe dọa này nên được xem xét kỹ lưỡng, cân nhắc các dự án xây nhà máy điện hạt nhân, cảng biển, cơ sở dự trữ dầu mỏ ven bờ trong tương lai”, các nhà nghiên cứu viết.
Cách đây 8 năm, thảm họa động đất, sóng thần ở Nhật Bản đã gây rò rỉ phóng xạ nghiêm trọng, gây ảnh hưởng sâu rộng đến tận ngày nay.
Theo nhóm nghiên cứu đến từ Đại học Khoa học và Công nghệ Trung Quốc, sóng thần từ Biển Đông ập vào khu vực ngoài khơi tỉnh Quảng Đông vào năm 1076.
Các nhà nghiên cứu tìm thấy bằng chứng của các cơn sóng hủy diệt trên một hòn đảo. Các rạn san hô và đá ngầm bị cuốn vào sâu trên đảo và chỉ có thể là sóng thần mới làm được điều đó.
Nhà máy điện hạt nhân Trung Quốc ở tỉnh Quảng Đông.
Theo mô hình máy tính, sóng thần có thể được khởi nguồn từ động đất ở Rãnh nứt Manila. Ở thời nhà Tống (960-1279), các dấu vết của sóng thần được ghi lại.
Các nhà nghiên cứu còn tìm thấy 15.000 đồng xu ở bãi đắm tàu, dấu hiệu cho thấy sóng thần cuốn trôi con tàu lên bờ. Các hiện vật này chỉ xuất hiện ở thời nhà Tống, không hề có từ trước hay sau sự kiện sóng thần.
Các nhà nghiên cứu hối thúc chính quyền sớm đầu tư xây dựng hệ thống cảnh báo sớm sóng thần, động đất. Bởi Trung Quốc cũng không hoàn toàn nằm ngoài tầm ảnh hưởng của sóng thần.
Công ty Năng lượng Hạt nhân Fuqing tỏ ra quan tâm đến nghiên cứu, khi nói rằng lò phản ứng thứ ba họ có kế hoạch xây dựng ven bờ, sẽ có thiết kế chống chịu với sóng thần, đảm bảo không để rò rỉ phóng xạ ra môi trường.
Một người bị sóng thần cuốn đi sau khi núi lửa phun trào được ghi hình tại một thị trấn ven biển Indonesia.