Trái đất đối mặt với viễn cảnh một ngày kia sẽ trở nên đỏ rực như sao Hỏa.
Theo Daily Mail, đây là hiện tượng rò rỉ khí quyển, được nhà thiên văn vật lý học Anjali Tripathi, mô tả trong buổi thuyết trình gần đây.
Bầu không khí trên Trái đất, bao gồm khí oxy, là nguồn sống của các sinh vật, giúp Trái đất trở nên khác biệt so với phần còn lại của Hệ Mặt trời.
“Hiện tượng rò rỉ khí quyển diễn ra liên tục và đủ để khiến bạn cảm thấy lo ngại, dù chỉ một chút”, Tripathi nói. Một khi bị rò rỉ quá nhiều hydrogen, Trái đất sẽ biến thành hành tinh đỏ giống như sao Hỏa.
Hiện tượng này được NASA phát hiện bằng tia cực tím (UV). “Vấn đề ở đây là khí quyển không chỉ tồn tại trong Trái đất mà chúng còn thoát ra ngoài vũ trụ, với tốc độ đáng báo động”.
Nhưng Trái đất không phải hành tinh duy nhất trải qua hiện tượng này, vì nó xảy ra với tất cả các hành tinh.
Vòng tròn màu sáng thể hiện sự thất thoát của khí quyển ra ngoài vũ trụ.
Sao Hỏa nhỏ bé hơn nhiều so với Trái đất và nó có ít trọng lực hơn, nên không giữ được khí quyển lâu như Trái đất. Điều này lý giải vì sao sao Hỏa có màu đỏ dễ nhận biết.
Dạng Oxy và Hydro còn lại trên sao Hỏa tạo ra màu đỏ như “rỉ sét” trên bề mặt sao Hỏa.
Theo giáo sư Tripathi, khí quyển sẽ còn “bốc hơi” khỏi Trái đất nhanh hơn trong tương lai khi Mặt trời ngày càng tỏa nhiệt nhiều hơn.
“Vì vậy chúng ta nên lường trước đến thời điểm Trái đất trở nên giống như sao Hỏa. Những gì còn lại ở đây sẽ chỉ là một màu đỏ khô cằn”, Tripathi nói.
Thiên thạch từng xóa sổ một nền văn minh trên Trái đất cách đây 3.700 năm, nung chảy mọi thứ ở nhiệt độ 4.000 độ...