Năm 2016, bà Phạm Thị Tắng vinh dự được Nhà nước trao tặng danh hiệu nghệ nhân Nghệ nhân ưu tú.
Nghệ nhân Phạm Thị Tắng hướng dẫn mọi người chuẩn bị các dụng cụ trang trí cây bông.
Để trang trí cây bông cho trò diễn Pôồn Pôông phải làm rất nhiều chi tiết nhỏ, phải chuẩn bị làm cây bông trước lễ hội cả tháng.
Nghệ nhân Phạm Thị Tắng kiểm tra cây bông và các dụng cụ để thực hiện trò diễn Pôồn Pôông. Lễ hội Pôồn Pôông hấp dẫn người xem ở sự khéo léo của người Mường khi làm ra cây bông đủ màu sắc với các chùm hoa gỗ, nông cụ sản xuất, bầy muông thú… tượng trưng cho vũ trụ bao la.
Năm 23 tuổi, bà Phạm Thị Tắng đã trở thành một Ậu Máy (nhân vật chính trong lễ hội Pôồn Pôông), thành thạo từng câu, từng chữ cũng như âm điệu của loại hình Pôồn Pôông.
Nghệ nhân hướng dẫn các điệu múa cho thanh niên trong làng.
Nâng niu từng động tác.
Nghệ nhân đứng xem các thanh niên biểu diễn để uốn nắn từng động tác.
Hàng năm, vào tháng 3 âm lịch, mùa hoa bông nở trắng, báo hiệu mùa lễ hội Pôồn Pôông ở các bản Mường tỉnh Thanh Hóa. Trong tiếng Mường, “Pôồn” có nghĩa là chơi, vờn, nhảy múa; “Pôông” có nghĩa là bông, hoa. “Pôồn Pôông” tức là lễ thưởng hoa, chơi hoa xung quanh cây bông để cầu cho bản Mường no ấm, ngô lúa đầy bồ, con người hạnh phúc. Pôồn Pôông là loại dân ca nghi lễ, thần linh vừa mang tính chất giao duyên trai gái, vừa cầu phúc… Hoa bông trắng tượng trưng cho tình yêu lứa đôi, vì thế đây còn là lễ hội giao duyên gắn với nhiều câu chuyện tình lãng mạn. Năm 2017, Bộ Văn hóa, thể thao và Du lịch đã có Quyết định công nhận trò diễn Pôồn Pôông xã cao Ngọc (Ngọc Lặc) là Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia.