Người dân Huế liên tục bắt được chim lạ gắn định vị vệ tinh
Con chim to lớn này khi xuống săn mồi ở đầm phá Cầu Hai thì bị ngư dân bắt được.
Chiều 7/1, người dân xã Lộc Trì (huyện Phú Lộc, tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho biết, ngư dân địa phương này và địa bàn lân cận là thị trấn Phú Lộc (ven đầm phá nước lợ Cầu Hai) liên tục bắt được những con chim lạ với hình thể cao lớn khác thường, trên mình chim gắn thiết bị lạ có dòng chữ viết hoa HQXS nghi là máy định vị vệ tinh GPS.
Qua kiểm tra, ông Nguyễn Đại Anh Tuấn - Chi Cục trưởng Chi cục Kiểm lâm Thừa Thiên - Huế khẳng định, đây là loài chim bồ nông chân xám. Bồ nông chân xám là loài quý hiếm có tên trong sách đỏ UICN các loài cần bảo vệ; tên khoa học Pelecanus Philippensis, thuộc họ Pelecanidae. Loài này phân bố ở Nam Á từ nam Pakistan qua Ấn Độ đến Indonesia. Bồ nông chân xám cũng có tại Việt Nam.
Sau khi xác định đây là loài chim quý hiếm, cơ quan chức năng Thừa Thiên - Huế đã vận động người dân thả chim bồ nông về môi trường tự nhiên, và có biện pháp bảo vệ loài này khi đi vào vùng đánh bắt cá của ngư dân ven đầm phá Cầu Hai.
Về thiết bị gắn trên thân chim, ông Nguyễn Việt Hùng - Chi Cục trưởng Chi cục Bảo vệ môi trường (Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh Thừa Thiên - Huế) cho hay, đây là thiết bị định vị vệ tinh (GPS) gắn để theo dõi đường bay của chim.
Bộ Công an bắt giam Phó Tổng Giám đốc PVEP
Bà Vũ Thị Ngọc Lan - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP).
Ngày 8/1, Cơ quan CSĐT Bộ Công an đã ra quyết định khởi tố bị can, bắt tạm giam bà Vũ Thị Ngọc Lan - Phó Tổng Giám đốc Tổng Công ty Thăm dò, khai thác dầu khí (PVEP) về tội lạm dụng chức vụ để chiếm đoạt tài sản.
Quá trình điều tra vụ án, CQĐT xác định bị can Vũ Thị Ngọc Lan trong thời gian từ năm 2012-2014 đã có hành vi lạm dụng chức vụ là Phó tổng giám đốc PVEP nhận tiền từ OceanBank chi lãi ngoài (tiền chăm sóc khách hàng) sau đó chiếm đoạt tài sản.
Việc khởi tố, bắt tạm giam bà Ngọc Lan là động thái tố tụng mới nhất trong quá trình cơ quan công an điều tra mở rộng giai đoạn 2 đại án xảy ra tại OceanBank.
Xe tải gãy trục mất lái, tông 3 chị em gái tử vong
Hiện trường vụ tai nạn khiến 3 chị em trong một gia đình tử vong.
Khoảng 13h35 ngày 11/1, trên Km1627 + 100m Quốc lộ 14 đoạn qua xã Ia Blang (huyện Chư Sê) đã xảy ra một vụ tai nạn đặc biệt nghiêm trọng khiến 3 chị em trong một gia đình tử vong.
Vào khoảng thời gian trên, xe ô tô tải BKS 78C - 071.25 lưu thông theo hướng từ Gia Lai đi Đắk Lắk, khi đến địa điểm trên thì gặp sự cố gãy trục. Vì đang lưu thông với tốc độ cao, xe tải mất lái lao về phía lề đường. Lúc này, xe máy BKS 81P1 - 187.49 chạy ngược chiều vừa đi tới, đã bị xe tải tông vào.
Cú va chạm khiến 3 người trên xe máy là 3 chị em trong một gia đình tại xã Ia Blang tử vong, gồm: Nguyễn Thị Hoàng Dung (8 tuổi), Nguyễn Thị Nguyệt (10 tuổi) chết tại chỗ, chị gái là Nguyễn Thị Hoàng Quỳnh (19 tuổi) được đưa đi cấp cứu nhưng cũng đã tử vong sau đó.
Tiết lộ “động trời” của giới tài xế container
Vụ tai nạn tại huyện Bến Lức, Long An khiến 4 người chết, nhiều người bị thương.
Vụ tai nạn giao thông kinh hoàng tại huyện Bến Lức, tỉn Long An làm 4 người tử vong, nhiều người bị thương và hàng chục xe máy hư hổng nặng đã gây xôn xao dư luận. Sau khi xảy ra tai nạn, Công an tỉnh Long An đã kiểm tra và phát hiện tài xế container có sử dụng heroin khi tham gia giao thông.
Nói về vụ việc, cánh tài xế chuyên lái phương tiện này cho biết, hầu hết tài xế lái xe đường dài đều sử dụng chất ma túy. Bởi vì, tài xế thiếu ngủ và muốn tỉnh táo để theo suốt hành trình dài cần sử dụng chất kích thích thần kinh. Dù vậy, chất gây nghiện có trong ma túy, heroin… dễ gây ảo giác, khiến người sử dụng mất kiểm soát hơn người bình thường.
Anh Ng.N.L (45 tuổi) lái xe container trên địa bàn Bình Dương còn tiết lộ một nguyên nhân khác thường gây ra tai nạn đối với xe container. “Xe container có nhiều điểm “mù” hơn các phương tiện khác. Trong khi, các tài xế lái xe lại không tập trung khi điều khiển. Tôi thú nhận rằng, đã có một vài lần suýt gây ra tai nạn khi đang vừa lái xe vừa dùng điện thoại để chơi Zalo, Facebook. Có một lần, khi đang vừa lái vừa nhắn tin trả lời trên Zalo, xe tôi suýt “ủi” các phương tiện đang dừng đèn đỏ”, anh L. nói.
Theo tài xế L., xe container thắng gấp rất nguy hiểm, bởi trọng lượng lớn khiến lực đẩy mạnh. Do đó, muốn xe container dừng, cần phải giảm dần tốc độ. Trong khi đó, rất ít tài xế cho xe giảm tốc độ tối thiểu khi qua các ngã tư. Nhiều tài xế thậm chí chăm chú vào chiếc điện thoại mà quên mất rằng, đang lái xe và không quan sát tín hiệu đèn giao thông từ đằng xa để kịp thời giảm tốc độ.
Anh Tr.H.N (35 tuổi, quê Nghệ An) lái xe container chia sẻ thêm: “Tôi đã từng gây ra một vụ tai nạn nhưng không thiệt hại về người. Dù vậy, đến nay tôi vẫn rất ám ảnh. Lần đó, khi đang lái xe trên đường quốc lộ 13 (Bình Dương), thấy đường vắng, tôi mở điện thoại vừa lái xe vừa chơi games. Tại một đoạn đường cong, do không kịp xử lý, xe tôi lao lên dải phân cách giữa đường. Lúc đó, tôi kịp đánh lái cho xe lao dọc theo dải phân cách rồi thắng lại”.
Gặp nhân chứng ướp cánh tay bị đứt lìa của nữ SV trong vụ tai nạn ở đèo Hải Vân
Cánh tay được tìm thấy sau nỗ lực của mọi người.
Liên quan đến vụ tai nạn xe khách rơi xuống vực đèo Hải Vân hôm 8/1, trong số những người tham gia cứu nạn nhân có bác sĩ Nguyễn Xuân Hải (37 tuổi, đang làm việc ở một phòng khám đa khoa tại TP.Tam Kỳ, tỉnh Quảng Nam). Anh Hải cho biết, chiều 8/1, anh chạy xe máy từ trường ở Huế về nhà (anh này đang học thêm chuyên môn y dược ở Huế). Khi chiếc xe khách vừa rơi xuống vực thì anh Hải cũng vừa đến.
Thấy vậy, anh Hải huy động tất cá những người còn sức khỏe có mặt tại hiện trường để nâng xe lên, cứu người. Trong số những nạn nhân được đưa ra khỏi xe, có một nữ sinh bị mất cánh tay. Nữ sinh này lập tức được đưa lên xe cấp cứu vào Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng cấp cứu. Nhưng lúc đó mọi người vẫn chưa tìm thấy phần cánh tay bị rơi ra.
Khi những người trên đèo nhận được thông tin từ bệnh viện là phải tìm được phần cánh tay bị rơi ra tại hiện trường, dù chưa tìm được nhưng anh Hải sớm đề nghị một cán bộ bộ đội biên phòng lấy xe máy chạy xuống đèo mua thùng xốp và đá. Mục đích là khi tìm thấy cánh tay sẽ ướp đá làm lạnh, để đảm bảo có thể nối lại được.
Sau nỗ lực lục lọi khắp trong xe và mọi nơi, mọi người tìm thấy cánh tay của nữ sinh này nằm trên vách đá. Đây là vị trí mà xe va vào vách núi trước khi rơi xuống vực. Và cũng chính anh Hải là người trực tiếp ướp và bưng thùng xốp đựng cánh tay lên xe cấp cứu để chở thẳng vào bệnh viện nối lại cho nữ sinh.
Nhờ cánh tay được ướp lạnh đúng cách và chuyển về bệnh viện rất kịp thời mà ca phẫu thuật đã thành công. Cánh tay sau phẫu thuật ngắn hơn vài cm so với trước đó.
Những con chim lạ to lớn khác thường, trên mình gắn theo thiết bị đánh số và chữ nước ngoài.