Dân Việt

Rằm tháng Chạp 2019 vào ngày nào?

PV 16/01/2019 09:09 GMT+7
Rằm tháng Chạp là ngày Rằm cuối cùng của một năm, người người nhà nhà sẽ sửa soạn đồ lễ để dâng lên các đấng linh thiêng. Vậy ngày Rằm tháng Chạp 2019 vào ngày nào?

Rằm tháng Chạp trong quan niệm người Việt

Theo phong tục truyền thống của người Việt, ngày Rằm và ngày mồng Một (theo âm lịch) các gia đình sẽ thường sửa soạn hương hoa lễ vật để cúng các vị thần linh và tổ tiên. Lễ cúng vào ngày mồng Một còn được gọi là lễ Sóc là ngày khởi đầu của một tháng mới cầu điều may mắn và thành công. Lễ cúng vào ngày Rằm mang ý nghĩa để tưởng nhớ đến tổ tiên.

Lễ cúng ngày Rằm thường diễn ra vào ngày 14-15 âm lịch. Theo quan niệm của người Việt, trong năm có 3 ngày Rằm lớn, rất quan trọng là: Rằm tháng Giêng, Rằm tháng Bảy và Rằm tháng Chạp.

img

Vào ngày Rằm tháng Chạp nhà nhà thường bày biện lễ vật cúng dường và thành tâm cầu nguyện để nhận được sự phù hộ, độ trì cho gia đình, người thân khỏe mạnh, bình an, may mắn, thành đạt. Ảnh minh họa

Rằm tháng Chạp là ngày Rằm cuối cùng trong năm, là ngày tiền lễ Tết ông Công ông Táo và Tết Nguyên đán. Nhiều gia đình Việt rất coi ngày này như một ngày chuẩn bị cho lễ tổng kết một năm sắp qua của cả gia đình.

Vào ngày Rằm tháng Chạp, việc làm lễ cúng dường lên các đấng linh thiêng rất được mọi người chuẩn bị tươm tất, chu đáo để dãi tấm lòng thành của mình.

Chính vì vậy, con người thường bày biện lễ vật cúng dường và thành tâm cầu nguyện để nhận được sự phù hộ, độ trì cho gia đình, người thân khỏe mạnh, bình an, may mắn, thành đạt.

Rằm tháng Chạp 2019 vào ngày nào?

Ngày Rằm tháng Chạp 2019, sẽ rơi vào Chủ nhật ngày 20.1.2019 (Dương lịch), tức là ngày Đinh Tỵ, tháng Ất Sửu, năm Mậu Tuất. Đây là một ngày Hoàng Đạo (ngày tốt).

Theo Lịch Vạn niên, trong ngày Rằm tháng Chạp có các giờ hoàng đạo sau: giờ Sửu (từ 1h-3h), giờ Thìn (7h-9h), giờ Ngọ (11h-13h), giờ Mùi (13h-15h), giờ Tuất (19h-21h) và giờ Hợi (21h-23h).

Cúng Rằm tháng Chạp cần lưu ý gì?

Ngày Rằm tháng Chạp bên cạnh biện sửa lễ vật cúng rằm dâng lên tổ tiên, các thần linh cai quản trong gia đình mình, nhiều gia đình, địa phương còn đi chùa làm sớ để cầu an. Với mong muốn cầu bình an cho người thân trong gia đình, đồng thời giữ cho tâm hòn thanh tịnh, trong sạch.

Theo quan niệm, vào những ngày cuối năm (được ước lệ là từ ngày Rằm trở đi) người ta thường hạn chế tối đa việc vay mượn người khác. Bởi vì trong quan niệm điều này sẽ khiến bạn bị cản trở tài lộc trong năm mới. Thay vào đó, người ta thường trả hết nợ nần trong năm.

Đồng thời, những ngày tháng này là những ngày tháng cận Tết người ta thường nhắc nhau cần thận vì đây là tháng Củ mật. Việc cẩn thận này là trong tất cả mọi hoạt động trong cuộc sống từ đi lại, đến bảo vệ tài sản của gia đình.