Hua Chunying, người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc
Theo đó, thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm thứ hai đã đã bày tỏ “sự lo ngại đặc biệt” về bản án tử hình dành cho công dân nước này tại Trung Quốc và cho rằng Trung Quốc đã tùy tiện áp dụng án tử hình.
Người phát ngôn Bộ ngoại giao Trung Quốc Hua Chunying sau đó bày tỏ sự bất mãn với phát ngôn này.
“Những nhận xét của Canada cho thấy họ thiếu nhận thức cơ bản nhất về hệ thống pháp luật”, ông Hua nói với các phóng viên.
Hua cho rằng Canada nên khuyến cáo công dân nước mình không nên buôn lậu ma túy thay vì đưa ra tư vấn du lịch cảnh báo về nguy cơ thực thi luật pháp tùy tiện ở Trung Quốc.
“Chúng tôi kêu gọi phía Canada tôn trọng luật pháp, tôn trọng chủ quyền pháp lý của Trung Quốc, sửa chữa những sai lầm của mình và ngừng đưa ra những nhận xét vô trách nhiệm”, ông Hua nhấn mạnh.
Bộ ngoại giao Trung Quốc sau đó đã cập nhật hướng dẫn du lịch tương tự, cảnh báo công dân Trung Quốc về việc công dân Trung Quốc có thể bị bắt giữ tùy tiện khi đến Canada.
Vài giờ sau, trong một nỗ lực nhằm giảm bớt căng thẳng, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Chrystia Freeland đã có bài phát biểu về mối quan hệ rất quan trọng và lâu dài giữa hai quốc gia.
Quan hệ ngoại giao hai nước bắt đầu đóng băng từ đầu tháng 12, khi cảnh sát Canada bắt giữ giám đốc tài chính Huawei Technologies theo yêu cầu dẫn độ của Mỹ vì nghi ngờ người phụ nữ này vi phạm lệnh trừng phạt thương mại.
Vài ngày sau đó, Trung Quốc đã bắt giữ hai người Canada sau cáo buộc gây nguy hiểm cho an ninh nhà nước.
Bản án tử hình hôm thứ Hai đối với người công dân Canada Robert Schellenberg là động thái chính trị mới nhất làm gia tăng căng thẳng trong mối quan hệ ngoại giao.
Bà Chrystia Freeland cho biết Ottawa đã chính thức nộp đơn xin khoan hồng cho Schellenberg, đây là hành động thường gặp của các quốc gia có công dân bị kết án tử hình ở nước ngoài.
Phát biểu trong một cuộc họp báo trên truyền hình ở Saint-Hyacinthe, Quebec, bà cho rằng: “Trục trặc trong mối quan hệ ngoại giao là điều rất bình thường nhưng chúng ta cũng nên nhớ rằng giữa hai nước có một mối quan hệ rất gắn bó”. Freeland cũng nhấn mạnh việc Canada đã liên lạc với Trung Quốc nhiều lần về vấn đề này.
“Sự thật đây là một thời điểm khó khăn ... Tuy nhiên chúng ta nên nỗ lực để vượt qua khó khăn hiện tại bởi vì đây là giải pháp tốt nhất cho Canada, Trung Quốc và cả thế giới”, bà nói.
Tuy vậy, Freeland đã không đưa ra câu trả lời khi được hỏi bản thân bà có cố gắng xoa dịu căng thẳng với Bắc Kinh hay không.
Trung Quốc không thừa nhận ba trường hợp bắt giữ công dân Canada có liên quan đến vụ án của giám đốc tài chính Huawei Technologies nhưng đã đưa ra cảnh báo về hậu quả nghiêm trọng nếu người phụ nữ này không được thả ra ngay lập tức.
Robert Lloyd Schellenberg, 36 tuổi, bị bắt vào năm 2014 sau đó bị kết án 15 năm tù vì buôn lậu methamphetamine.
Trong một bản án mới được đưa ra tại tòa thượng thẩm thành phố Đại Liên, tỉnh Liêu Ninh, Trung Quốc hôm 14/1, Schellenberg đã bị kết án tử hình.
Truyền thông nhà nước Trung Quốc đã đưa tin về vụ kiện Schellenberg, sau khi mối quan hệ với Canada xấu đi.
Khi được hỏi về vụ án, Liên Hợp Quốc cho biết họ phản đối việc áp dụng án tử hình ngoài các trường hợp đặc biệt và người phát ngôn nhân quyền của Hoa Kỳ Rupert Colville cũng khẳng định hình phạt tử hình không được áp dụng đối với bất kỳ tội phạm nào khác ngoài tội giết người có chủ ý.
Buôn lậu ma túy bị xử phạt rất nặng ở Trung Quốc, nhiều người nước ngoài trước đó đã bị xử tử vì tội danh này, trong đó có một người Anh năm 2009.
Thủ tướng Canada Justin Trudeau hôm qua đã bày tỏ “sự lo ngại đặc biệt” về bản án tử hình dành cho công dân nước...