Trong tín ngưỡng dân gian, Táo quân có nguồn gốc từ ba vị thần Thổ Công, Thổ Địa, Thổ Kỳ của Lão giáo Trung Quốc. Nhưng được Việt hóa thành sự tích "2 ông 1 bà" - vị thần Đất, vị thần Nhà, vị thần Bếp núc. Có tên gọi là vậy nhưng người dân quen gọi chung là Táo quân hoặc ông Táo.
Mẫm cỗ cúng ông Công ông Táo.
Như vậy ông Công, ông Táo là hai vị thần khác nhau. Trong khi ông Công là vị thần cai quản đất đai thì ông Táo là vị thần trông coi việc bếp núc trong gia đình.
Trong ngày 23 tháng chạp, gia chủ có thể cúng ông Công ông Táo vào giờ Canh Thìn (7 giờ sáng, giờ giải hung). Cúng vào giờ này sẽ giúp các thành viên trong gia đình hóa giả hết mọi điềm xấu trong năm mới, giúp sức khỏe an khang.
Ngoài ra, mọi người có thể cúng vào giờ Tỵ (9 giờ sáng, hay còn gọi là giờ tốc hỷ). Cúng đưa ông Công ông Táo về trời trong khoảng thời gian này mọi việc may mắn sẽ nhanh chóng đến với gia chủ, công việc quanh năm đều thuận lợi.
Lễ vật cúng Táo quân truyền thống gồm có mũ ông Công ba cỗ hay ba chiếc: hai mũ đàn ông và một mũ đàn bà. Màu sắc của mũ, áo hay hai ông Công thay đổi hàng năm theo ngũ hành.
Để tiễn ông Công ông Táo về chầu trời, ở miền Bắc người dân cúng cá chép sống thả trong chậu nước, ngụ ý "cá hóa rồng" đưa ông Táo về trời. Cá chép sẽ được phóng sinh (thả ra ao, hồ, sông) sau khi cúng.
Gia chủ dù vướng bận công việc quan trọng cũng phải hoàn thành lễ cúng trước 12 giờ trưa 23 tháng Chạp vì người Việt quan niệm phải kịp giờ để ông Táo lên Thiên đình.
Chuyên gia Vũ Thế Khanh.
Cỗ cúng ông Công ông Táo trong gia đình không cần cầu kỳ nhưng lại cần sự trang trọng, chu đáo, thể hiện được tấm lòng thành của gia chủ trước bàn thờ vị thần cai quản đất đai và vị thần cai quản bếp núc nhà mình. Tuy nhiên, phải có cỗ mặn, cỗ ngọt.
Mâm cỗ mặn bao gồm: 1 đĩa gạo; 1 đĩa muối; 5 lạng thịt vai luộc hoặc gà luộc ngậm hoa hồng
1 bát canh mọc hoặc canh măng; 1 đĩa xào thập cẩm; 1 đĩa giò; 1 đĩa xôi gấc hoặc bánh chưng
Mâm cỗ ngọt bao gồm: 1 đĩa chè kho; 1 đĩa hoa quả; 1 ấm trà sen; 3 chén rượu; 1 quả bưởi; 1 quả cau, lá trầu; 1 lọ hoa đào nhỏ; 1 lọ hoa cúc; tập giấy tiền, vàng mã; cá chép sống.
Trong dịp này, nhiều người cũng thắc mắc rằng nếu gia đình không có bếp thì cúng ông Công ông Táo thế nào cho chuẩn?
Trả lời câu hỏi trên, Tiến sĩ Vũ Thế Khanh, Tổng giám đốc Liên hiệp Khoa học công nghệ tin học ứng dụng UIA cho biết, một số người nghĩ rằng đã cúng Táo Quân phải cúng ở bếp vì đó là nơi Táo Quân “làm việc”, quan niệm này là hoàn toàn sai lầm.
Bởi nên nên nhớ rằng cúng lễ cũng giống như chiêu đãi trọng thể cho nên khi chiêu đãi phải chọn địa điểm trang nghiêm thanh tịnh, và sang trọng chứ không thể chọn nơi làm việc ở đâu thì chiêu đãi tại đó.
“Chả lẽ chiêu đãi công nhân xây dựng thì lại phải mang ra công trường cát bụi ư? Chả lẽ chiêu đãi thày cô giáo lại mang lên lớp học, nơi các thày giảng dạy ư? Chiêu đãi lái xe chả lẽ lại bày trên đường giao thông là nơi lái xe ư. Chính vì thế nên quan niệm trên là sai lầm?”, vị chuyên gia nêu quan điểm.
Tương tự như vậy, nơi cúng lễ Táo Quan (tức là nơi chiêu đãi trọng thể) không nên cúng trong bếp, vì nơi đó vừa rác rưởi, vừa khói bụi, vừa tanh tưởi, vừa thiếu trang nghiêm.
Bài viết mang tính chất tham khảo.